Bộ TTTT khuyến cáo không chuyển tiền cho người lạ

(PLO)- Dạo gần đây, tình trạng giả mạo cơ quan chức năng yêu cầu chuyển tiền, đóng phạt nguội, đe dọa cắt điện liên tục xuất hiện, khiến nhiều người bị sập bẫy.

Bộ TTTT khuyến cáo không chuyển tiền cho người lạ

Lừa đảo qua mạng xã hội, tin nhắn, điện thoại… đang trở thành một vấn nạn nhức nhối. Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, khiến nhiều người nhẹ dạ trở thành nạn nhân, cụ thể:

- Tạo tài khoản giả mạo người nổi tiếng, cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính... để dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền, kêu gọi từ thiện.

- Gửi tin nhắn, email giả mạo để thông báo trúng thưởng, trúng số, vay tiền, tặng quà tri ân khách hàng...

- Tạo các trang web giả mạo, bán hàng giảm giá… để thu thập thông tin cá nhân của nạn nhân.

Sử dụng VNeID để thay thế GPLX được không?

Sử dụng VNeID để thay thế GPLX được không?

(PLO)- Bắt đầu từ phiên bản VNeID 2.0.8, nhà phát triển đã bổ sung thêm tính năng mới cho phép người dùng xuất trình giấy phép lái xe (GPLX), căn cước công dân (CCCD)… khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, Zalo, mạng xã hội… nhưng vẫn còn nhiều người nhẹ dạ, chưa nắm bắt được thủ đoạn và trở thành nạn nhân của kẻ gian.

Mới đây, Bộ TTTT cũng đã gửi tin nhắn khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ thông qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, bạn nên trình báo ngay với cơ quan công an hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.

Bộ TTTT khuyến cáo người dân không chuyển tiền cho người lạ. Ảnh: TIỂU MINH
Bộ TTTT khuyến cáo người dân không chuyển tiền cho người lạ. Ảnh: TIỂU MINH

Trước đó không lâu, Phòng CSGT TP.HCM cũng đã gửi tin nhắn cảnh báo về chiêu trò lừa đảo, giả mạo CSGT yêu cầu người dân đóng phạt nguội hoặc cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo.

Cụ thể, kẻ gian sẽ gọi điện thông báo nạn nhân có biên lai đóng phạt sắp hết hạn hoặc có liên quan đến đường dây vận chuyển ma túy.

Sau đó, chúng sẽ dùng lời lẽ đe dọa yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, kê khai tài sản… và chuyển tiền vào các tài khoản lạ với lý do phục vụ việc điều tra hoặc đóng phạt vi phạm hành chính.

Cách nhận diện các chiêu trò lừa đảo

Thông thường, việc điều tra của các cơ quan chức năng, xác minh, xử lý tội phạm đều được tiến hành trực tiếp, không thông qua mạng xã hội.

Tương tự, việc đóng phạt vi phạm hành chính cũng được thực hiện trực tiếp tại trụ sở lực lượng CSGT, hoặc thông qua cổng dịch vụ công quốc gia. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết cách đóng phạt vi phạm giao thông ngay tại nhà.

Lưu ý, không chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu… cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhà mạng. Thậm chí khi nhận được tin nhắn nhờ chuyển tiền của người thân, bạn cũng nên kiểm tra chéo bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc gọi video cho họ.

Đóng phạt vi phạm giao thông online và nhận lại giấy tờ qua đường bưu điện. Ảnh: TIỂU MINH
Đóng phạt vi phạm giao thông online và nhận lại giấy tờ qua đường bưu điện. Ảnh: TIỂU MINH

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm