Trong thời đại hiện nay, việc số hóa các thủ tục hành chính đang trở thành xu hướng tất yếu, giúp người dân tiết kiệm thời gian và giảm bớt thủ tục giấy tờ rườm rà.
Ứng dụng VNeID là gì?
VNeID là ứng dụng định danh điện tử quốc gia, được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư và hệ thống xác thực điện tử do Bộ Công an vận hành. Ứng dụng này không chỉ giúp công dân xác minh danh tính khi giao dịch hành chính mà còn tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích như đăng ký cư trú, khai báo tạm trú, tố giác tội phạm, hay thậm chí là thay thế căn cước công dân trong một số trường hợp.
Theo Bộ Công an, VNeID hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái số toàn diện, giúp giảm thiểu giấy tờ và nâng cao tính bảo mật trong các giao dịch trực tuyến.
Xem tiếp nội dung sau video...

Cách tách GPLX ô tô và xe máy trên ứng dụng VNeID
(PLO)- Nhiều người dùng cho biết, việc tích hợp GPLX ô tô và xe máy vào chung một thẻ PET có thể gây ra một số bất tiện nếu bị tạm giữ bằng lái do vi phạm giao thông. Làm cách nào để tách riêng 2 GPLX trên ứng dụng VNeID?
Cách đăng ký tạm trú online trên ứng dụng VNeID
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần cài đặt hoặc cập nhật ứng dụng VNeID lên phiên bản mới nhất thông qua Google Play, App Store.

- Bước 2: Khi hoàn tất, người dùng chỉ cần đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng số căn cước và số điện thoại, sau đó thực hiện theo hướng dẫn để kích hoạt tài khoản. Lưu ý, bạn đọc có thể thực hiện việc định danh tài khoản VNeID mức độ 2 ở công an phường/xã bất cứ đâu, không cần phải về nơi thường trú.
- Bước 3: Tại giao diện chính, người dùng chỉ cần bấm vào mục Thủ tục hành chính - Đăng ký tạm trú, nhập passcode hoặc vân tay để xác thực lại.

- Bước 4: Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn hãy chọn Tạo mới yêu cầu, đăng ký cho bản thân hoặc khai hộ. Sau đó điền đầy đủ các thông tin cần thiết (các mục có dấu * không được bỏ trống), đơn cử như loại đăng ký tạm trú (đăng ký vào hộ đã có hoặc lập hộ mới) họ tên chủ hộ, số định danh cá nhân, thông tin chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp…
Nếu bạn chọn xin xác nhận qua VNeID, chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, cha/mẹ/người giám hộ phải có tài khoản VNeID mức độ 2.
- Bước 5: Kiểm tra lại các thông tin đã kê khai, chọn hình thức nhận kết quả và đóng lệ phí theo yêu cầu (nếu có). Sau khi gửi hồ sơ đăng ký thành công, kết quả đăng ký tạm trú sẽ được thông báo qua ứng dụng VNeID

Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người tạm trú cần thực hiện khai báo trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến nơi ở mới. Việc chậm trễ có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
Ngoài ra, việc khai báo phải đảm bảo trung thực, đầy đủ thông tin, nếu có sai sót hoặc gian lận, người dân có thể bị từ chối phê duyệt hoặc xử lý theo quy định pháp luật.
Nhìn chung, việc đăng ký tạm trú trên ứng dụng VNeID là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân.


Cách phản ánh lừa đảo qua ứng dụng VNeID
(PLO)- Theo khuyến cáo của Bộ Công an, khi phát hiện dấu hiệu bị lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, người dân cần nhanh chóng trình báo Cơ quan Công an nơi gần nhất và phản ánh qua ứng dụng VNeID.