Tình trạng hàng giả, hàng nhái được tuồn về Việt Nam thông qua các cửa tiểu ngạch vốn chẳng phải là mới.
Theo lời giới thiệu, đây là iPhone 6S Plus Đài Loan với 3 GB RAM hay còn gọi là hàng copy loại 1. Máy có ngoại hình giống hệt hàng chính hãng, hỗ trợ cảm biến vân tay và làm bằng nhôm nguyên khối.
Các mẩu tin rao bán hàng giả nhan nhản trên mạng. Ảnh: M.HOÀNG
Tuy nhiên, thay vì xử dụng vi xử lý Apple A9, các sản phẩm giả chỉ được trang bị vi xử lý MediaTek MTK6592 tầm thấp, vốn đã được giới thiệu hồi cuối năm 2013 (điểm AnTuTu khoảng 32.000). Sức mạnh chỉ tương đương các dòng smartphone tầm thấp (2-3 triệu đồng) hiện nay.
Trên thị trường hiện tại có khoảng hai loại iPhone giả với mức giá 2,5 và 3,5 triệu đồng. Theo đó, loại 2,5 triệu đồng vẫn được trang bị cảm biến vân tay nhưng khi bạn đặt ngón nào lên cũng có thể mở khóa, điều này đồng nghĩa với việc kém bảo mật. Ngược lại, đối với loại 3,5 triệu đồng, người dùng thiết lập vân tay ngón nào thì chỉ có thể sử dụng ngón đó để mở khóa.
Bên cạnh đó, trên thị trường vẫn có khá nhiều mẫu smartphone khác bị làm giả như Note 7, Galaxy S7 Edge, Note 5… Do đó người dùng phải thực sự thận trọng, kiểm tra kỹ càng trước khi mua sản phẩm, đồng thời nên đến các cửa hàng lớn và có uy tín để yên tâm hơn.
iPhone giả và các siêu phẩm "nhái" có giả rẻ hơn nhiều lần so với hàng thật. Ảnh: M.HOÀNG
Xem thêm: Smartphone giả tràn lan, làm sao phân biệt? - Cách đây vài ngày, Samsung đã chính thức ra mắt Note 7 tại thị trường Việt Nam sau khi giới thiệu sản phẩm lần đầu tiên vào ngày 2-8 tại New York (Mỹ). Cùng lúc thì trào lưu săn các sản phẩm Samsung đời cũ nở rộ, ăn theo là vấn nạn rao bán hàng giả với giá rẻ bèo cũng bùng phát.
Cách phân biệt iPhone giả
- Cách đơn giản nhất là nhìn vào mức giá, nếu sản phẩm có giá thấp hơn thị trường thì nhiều khả năng đây là hàng giả.
- Dù được quảng cáo là sử dụng màn hình Full HD (1920 x 1080) nhưng iPhone 6S Plus giả có màu sắc khá nhợt nhạt, hình ảnh bị vỡ hạt, font chữ có khác biệt đôi chút so với hàng chính hãng.
- Cổng cắm tai nghe hàng thật sẽ có màu trắng trong khi hàng giả sẽ có màu hơi xám đen.
- Cổng Lightning trên iPhone thật sẽ có chân sạc nằm phía dưới, trong khi hàng giả sẽ nằm phía trên.
- Camera trước trên iPhone giả khá thô và to hơn so với hàng thật.
- Sử dụng các phần mềm kiểm tra cấu hình như AnTuTu hoặc CPU-Z, nếu sử dụng vi xử lý MediaTek, 3 GB RAM… thì đây chắc chắn là hàng giả.
iPhone giả có màu sắc nhợt nhạt hơn so với hàng thật, sử dụng vi xử lý MediaTek, hỗ trợ thẻ nhớ và cài sẵn Google Play.
Nhìn chung, trên đây chỉ là một số cách đơn giản nhất để phân biệt giữa iPhone thật và giả. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dùng, đừng nhẹ dạ, ham rẻ và nghe theo những lời đường mật của kẻ gian.
Xem thêm: Cẩn thận coi chừng mua nhầm smartphone dỏm - Nhờ có hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế đẹp mắt nên các dòng điện thoại iPhone hay Samsung thường bị làm nhái rất nhiều, từ thiết kế bên ngoài cho đến phần cứng bên trong.
Thực chất iPhone giả chỉ là các thiết bị chạy Android tầm thấp và được tùy chỉnh giao diện cho giống với iOS. Bên cạnh đó, khi sử dụng các sản phẩm giả, nhiều khả năng dữ liệu của bạn sẽ được âm thầm gửi về máy chủ do nhà sản xuất chỉ định, bởi chẳng ai biết được bên trong chúng có tích hợp sẵn chip nghe lén hoặc phần mềm độc hại hay không? Do đó cách tốt nhất là chúng ta hãy nói không với hàng giả, đừng ham rẻ mà rước họa vào thân.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết.
Xem thêm: Cách kiểm tra xem tài khoản của bạn có bị rò rỉ trên mạng - Theo trang Motherboard, tin tặc đã tấn công và thu thập được hơn 68 triệu tài khoản của người dùng Dropbox, gây xôn xao trong cộng đồng mạng.