Nguy cơ bị theo dõi khi sử dụng smartphone Trung Quốc

Chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ điều này bởi đa số những mẫu smartphone Trung Quốc thường có cấu hình cao, nhưng lại được bán ra với mức giá khá rẻ, thậm chí chỉ bằng một nửa so với các thương hiệu khác. 

Lo ngại nguy cơ gián điệp từ Huawei
Lo ngại nguy cơ gián điệp từ Huawei
(PLO)- Mới đây, Tổng thống Donald Trump đã sử dụng quyền lực của mình để ngăn cản Broadcom (Singapore) mua lại Qualcomm (Mỹ), không lâu sau khi các nhà mạng lớn tại Mỹ cũng ngừng bán smartphone của Huawei (Trung Quốc).

Mới đây, các cơ quan tình báo của Mỹ đã khuyến cáo người dùng nên hạn chế sử dụng smartphone Trung Quốc, đặc biệt là những thiết bị của Huawei và ZTE. Giám đốc FBI, Christopher Wray cho biết smartphone Trung Quốc thường được tích hợp công cụ đánh cắp thông tin cá nhân, theo dõi người dùng mà không bị phát hiện.

Trung Quốc từ lâu đã trở thành quốc gia chuyên “sao chép” công nghệ, thiết kế hoặc những sản phẩm mới của các doanh nghiệp và chính phủ Mỹ. Đơn cử như việc ăn cắp thiết kế của máy bay tiêm kích tàng hình F-35 cho đến các tập tin của Bộ Ngoại giao hồi năm 2006, hay gần đây nhất là sao chép thiết kế “tai thỏ” trên iPhone X của Apple…

Trong vài năm qua, có khá nhiều hãng sản xuất smartphone Trung Quốc bị người dùng phát hiện tích hợp phần mềm gián điệp trên điện thoại, đơn cử như Xiaomi, Lenovo, Huawei và một số mẫu điện thoại giá rẻ khác đến từ Trung Quốc.

Đơn cử như hồi năm 2016, công ty bảo mật di động Krytpowire đã phát hiện ra phần mềm độc hại AdUps của Trung Quốc trên 700 triệu thiết bị chạy Android. Phần mềm này sẽ bí mật gửi tin nhắn, danh bạ, lịch sử cuộc gọi, dữ liệu vị trí và các thông tin nhạy cảm khác về máy chủ tại Thượng Hải (Trung Quốc) sau 72 giờ. Đứng trước các cáo buộc, công ty phát triển AdUps cho biết ứng dụng này chỉ dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

Maya Wang, một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức nhân quyền cho biết: “Về lý thuyết, dữ liệu của công dân sẽ được bảo vệ, tuy nhiên, trong thực tế không thể kiểm soát những dữ liệu này được sử dụng vào mục đích gì”.

Theo tờ TheWeek, các công ty công nghệ Trung Quốc thường đóng vai trò trung tâm trong bộ máy giám sát sâu rộng của chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tất cả những gì mọi người đang làm hoặc trao đổi trực tuyến. Theo luật bảo vệ an ninh mạng của Trung Quốc, các công ty phải cho phép nhà chức trách quyền truy cập vào dữ liệu người dùng bất kì.

Simon Mullis, người đứng đầu nhóm kỹ thuật tại FireEye cho rằng việc tích hợp các phần mềm độc hại, gián điệp là chủ ý của các nhà sản xuất, cho phép những bên thứ ba có quyền truy cập vào hệ thống thông qua các lỗ hổng. Một thiết bị khác của hãng Star (Thâm Quyến - Trung Quốc) là N9500 cũng bị phát hiện có cài mã độc sẵn, cho phép tin tặc ăn cắp dữ liệu cá nhân, giả mạo cuộc gọi, bật camera và microphone của điện thoại, sau đó gửi toàn bộ thông tin ăn cắp được về một máy chủ ở Trung Quốc.  

Không thể loại bỏ phần mềm gián điệp?

 Các phần mềm gián điệp thường được cài đặt sẵn và ngụy trang dưới dạng các ứng dụng Android phổ biến như Facebook và Google Drive. Người dùng sẽ không thể gỡ bỏ nếu không mở khóa được bootloader vì nó nằm bên trong firmware của smartphone. Các thương hiệu điện thoại thông minh bị ảnh hưởng bao gồm Lenovo, Huawei, Xiaomi, Alps, Concorde, DJC, Sesonn và Xido. Hầu hết các mô hình bị dính mã độc chỉ được bán ở châu Á và châu Âu.

Có thể thấy những dòng điện thoại này được rao bán rất nhiều trên các trang bán hàng trực tuyến, cũng như ở các cửa hàng nhỏ lẻ, đặc biệt là các khu chợ ở biên giới phía Bắc. 

Để tránh bị theo dõi hoặc mất cắp thông tin, người dùng hãy hạn chế mua điện thoại giá rẻ không có thương hiệu, chỉ chọn mua các sản phẩm có tên tuổi, sách hộp đầy đủ tại những cửa hàng lớn và uy tín.

Với mức giá cực rẻ, điện thoại Trung Quốc đang làm mờ mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là những hiểm họa không thể lường trước. 

Mời bạn đón đọc các thủ thuật trên Kỷ Nguyên Số theo lịch sau đây:
Thứ 2, 4: Thủ thuật Android.
Thứ 3, 5: Thủ thuật iOS.
Thứ 6, 7: Những sự kiện hay, nóng bỏng trong tuần.
Dùng smartphone Huawei coi chừng bị tấn công
Dùng smartphone Huawei coi chừng bị tấn công
(PLO) - Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California (Santa Barbara, Mỹ) đã phát hiện ra 6 lỗ hổng bảo mật tồn tại trên các dòng chipset của Huawei, Qualcomm, MediaTek và Nvidia.

 

Đọc thêm