Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
Điều này có nghĩa là những ai đang sử dụng CMND cần phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025 theo quy định để tránh bị phạt.
Đối với những ai đã được cấp thẻ CCCD trước ngày Luật Căn cước 2023 có hiệu lực (1-7-2024) thì vẫn được sử dụng đến hết thời hạn in trên thẻ, hoặc đổi thẻ căn cước khi có nhu cầu.
Cách xem sổ hộ khẩu điện tử trên ứng dụng VNeID mới nhất
7 trường hợp phải đổi thẻ căn cước mới
- Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh
- Thay đổi nhân dạng, bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính
- Xác lập lại số định danh cá nhân
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Những ai cần đổi thẻ căn cước trong năm 2025?
Dựa vào quy định trong Luật Căn cước 2023, sang năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985 và 1965 sẽ chạm các mốc tuổi cần phải đổi thẻ căn cước, nếu không thực hiện, họ có thể sẽ bị phạt hành chính từ 300.000-500.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Khi đổi thẻ căn cước, công dân cần cập nhật thông tin nếu có sự thay đổi về hộ khẩu, nơi cư trú, hoặc thông tin cá nhân. Điều này giúp đảm bảo thông tin trong hệ thống luôn chính xác và tránh được các rắc rối pháp lý liên quan đến thẻ căn cước không hợp lệ.
Luật Căn cước mới cũng quy định một số điều chỉnh về cách thức cấp và quản lý thẻ căn cước, trong đó bao gồm việc liên kết thẻ với nhiều thông tin khác nhau như số định danh cá nhân và dữ liệu dân cư.
Việc sử dụng thẻ căn cước trong các giao dịch hàng ngày, bao gồm cả ngân hàng, y tế và các giao dịch hành chính công, sẽ trở nên quan trọng hơn khi hệ thống căn cước số hóa được triển khai rộng rãi.
Cách xác thực sinh trắc học ngân hàng bằng ứng dụng VNeID mới nhất
Cách làm thẻ căn cước online
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào cổng Dịch vụ công Bộ Công an tại địa chỉ https://dichvucong.bocongan.gov.vn, sau đó bấm vào nút Đăng nhập ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Tiếp theo, người dùng chỉ cần chọn đăng nhập bằng tài khoản định danh quốc gia (tức VNeID).
- Bước 3: Tại trang chủ, bạn hãy gõ vào khung tìm kiếm từ khóa “căn cước”, sau đó chọn thủ tục Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên (thực hiện tại cấp huyện hoặc cấp tỉnh). Trong trường hợp đã có thẻ căn cước thì bạn chọn cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước (thực hiện tại cấp huyện).
- Bước 4: Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin còn thiếu, chọn lý do là Cấp thẻ căn cước chuyển từ CCCD gắn chip rồi nhấn Lưu và tiếp tục.
- Bước 5: Tiếp theo, người dùng cần đăng ký lịch thu nhận sinh trắc học rồi nhấn Nộp hồ sơ. Các ngày màu trắng là còn trống và màu cam là những ngày không làm việc. Lưu ý, thời gian thu nhận thông tin căn cước tại công an sẽ bắt đầu từ 7h30 sáng đến 11h30, và chiều từ 13h đến 17h.
- Bước 6: Khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được mã hồ sơ và thông tin về thời gian, ngày giờ tương ứng để đến cơ quan công an hoàn tất thủ tục làm thẻ căn cước mới.