1. Các nhà cung cấp dịch vụ của TikTok vẫn có nguy cơ bị phạt hàng tỉ đô la
TikTok và các công ty cung cấp dịch vụ của ứng dụng này tại Mỹ đang đối mặt với nguy cơ bị phạt hàng tỉ đô la, bất chấp lời đảm bảo từ Tổng thống Donald Trump.
Lệnh cấm TikTok, được ban hành do lo ngại về an ninh quốc gia và yêu cầu thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance, đã chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, Trump đã hứa gia hạn thời hạn cấm và khẳng định rằng các công ty hỗ trợ TikTok sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý, dẫn đến việc ứng dụng đã nhanh chóng được khôi phục hoạt động tại Mỹ.
Dù vậy, lời cam kết này không đảm bảo miễn trừ hoàn toàn về mặt pháp lý. Theo luật, các nhà cung cấp dịch vụ như Apple, Google, Akamai và Oracle có thể bị phạt tới 5.000 đô la cho mỗi người dùng vi phạm lệnh cấm, với tổng mức phạt có thể lên đến 850 tỉ đô la.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng Trump không có đủ thẩm quyền đơn phương vô hiệu hóa luật cấm mà Quốc hội đã thông qua. Điều này đặt các công ty vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tiếp tục hỗ trợ TikTok và chấp nhận rủi ro pháp lý, hoặc từ bỏ ứng dụng và đối mặt với các hậu quả tài chính.
Hiện tại, TikTok chỉ có thể hoạt động hợp pháp nếu đạt được thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ, hoặc Quốc hội gia hạn thời hạn cấm. Trước đó, Tổng thống Joe Biden đã từ chối sử dụng quyền gia hạn, khiến tình hình càng thêm căng thẳng.
Một số nhà phân tích cho rằng các công ty đang mạo hiểm vì lợi ích chính trị khi đứng về phía Trump, nhưng rủi ro liên quan đến khoản phạt khổng lồ vẫn là thách thức lớn. Nếu không có giải pháp rõ ràng từ phía chính phủ, tương lai của TikTok tại Mỹ vẫn mờ mịt, với nguy cơ pháp lý đang treo lơ lửng trên đầu các bên liên quan.
Lệnh cấm TikTok đến gần, Perplexity AI bất ngờ đưa ra đề nghị sáp nhập
2. Lộ diện màn hình ‘khủng’ dành cho game thủ
LG Electronics vừa chính thức giới thiệu màn hình gaming LG UltraGear OLED 27GX790A, đánh dấu bước tiến mới trong công nghệ hiển thị dành cho game thủ. Được thiết kế với mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm chơi game, sản phẩm sở hữu màn hình OLED 27 inch, tốc độ làm mới 480 Hz và thời gian phản hồi chỉ 0,03 ms, mang đến hiệu suất vượt trội cho những trận đấu tốc độ cao.
Với thiết kế tràn viền bốn cạnh, màn hình này không chỉ đảm bảo hình ảnh sắc nét và màu sắc sống động nhờ công nghệ OLED, mà còn loại bỏ hoàn toàn hiện tượng bóng mờ, giúp game thủ tập trung tối đa vào những pha hành động căng thẳng.
Đặc biệt, công nghệ VESA ClearMR 20.000 còn nâng tầm trải nghiệm bằng cách giảm thiểu tối đa tình trạng nhòe hình, ngay cả trong những cảnh game đòi hỏi tốc độ và độ chính xác cao.
Không chỉ dừng lại ở khả năng hiển thị, LG UltraGear OLED 27GX790A còn được trang bị kết nối DisplayPort 2.1, tiêu chuẩn mới của ngành công nghệ gaming. So với phiên bản trước, chuẩn này cải thiện đáng kể băng thông và hiệu suất mã hóa dữ liệu, cho phép truyền tải nội dung 5K2K ở tần số quét 165 Hz, đáp ứng mọi yêu cầu về độ phân giải và tốc độ khung hình.
Bên cạnh hiệu suất tốt, màn hình còn được tích hợp giắc cắm tai nghe hỗ trợ âm thanh DTS Headphone:X, cùng chân đế tùy chỉnh công thái học giúp tối ưu không gian làm việc và chơi game. Dự kiến, LG UltraGear OLED 27GX790A sẽ có giá 25,9 triệu đồng.
3. Lo sợ AI cướp việc làm, người lao động chuẩn bị chống lại công nghệ
Trong bối cảnh AI bùng nổ, người lao động tại Mỹ đang đối mặt với nguy cơ mất việc và bị giám sát chặt chẽ hơn tại nơi làm việc. Tại hội nghị Making Tech Work for Workers ở Sacramento, hơn 200 thành viên công đoàn và chuyên gia công nghệ đã bàn thảo chiến lược bảo vệ người lao động trước tác động của AI.
Các công đoàn lớn như United Food and Commercial Workers hay National Nurses Union đang chuẩn bị đàm phán để hạn chế những rủi ro từ AI. Nhân viên bán lẻ phản đối quầy tự thanh toán, trong khi y tá lo ngại công cụ AI ưu tiên lợi nhuận hơn sức khỏe bệnh nhân.
Luis, nhân viên Amazon, chia sẻ sự áp lực khi bị công nghệ giám sát từng hành động: “Tôi cảm thấy như một con robot. Điều này khiến tôi đau lưng và mất ngủ.” Amazon cho rằng các công cụ này nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn lao động, nhưng nhân viên lại cảm thấy bị bóc lột và sỉ nhục.
Các nhà lãnh đạo công đoàn nhấn mạnh rằng AI cần được đưa vào bàn đàm phán. Họ cũng kêu gọi luật bảo vệ quyền riêng tư, đảm bảo người lao động được biết khi nào AI được sử dụng.
Lorena Gonzalez, Chủ tịch Liên đoàn Lao động California, khẳng định: “Đoàn kết là cách duy nhất để đối phó với các tập đoàn công nghệ lớn.”
Trong khi AI hứa hẹn nâng cao hiệu suất lao động, người lao động lo ngại rằng nếu không kiểm soát, công nghệ này sẽ làm suy giảm nhân phẩm và an toàn tại nơi làm việc.
4. Samsung Galaxy S25 siêu mỏng dự kiến ra mắt tại 39 quốc gia
Các báo cáo gần đây cho thấy, phiên bản siêu mỏng sắp ra mắt của dòng Galaxy S25 có thể sẽ được gọi là Galaxy S25 Slim hoặc Galaxy S25 Special Edition (SE).
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Samsung có thể giới thiệu mẫu điện thoại này tại 39 quốc gia, nhưng lại không bao gồm Hoa Kỳ.
- Afghanistan
- Australia
- Austria
- Brazil
- Caucasus
- Croatia
- Egypt
- France
- India
- Iraq
- Ireland
- Israel
- Kazakhstan
- Kenya
- Libya
- Malaysia
- Mexico
- Morocco
- Nigeria
- Pakistan
- Philippines
- Poland
- Portugal
- Russia
- Saudi Arabia
- Senegal
- Serbia/Montenegro
- Singapore
- Slovenia
- South Africa
- Sri Lanka
- Switzerland
- Thailand
- Tunisia
- Turkey
- UAE
- United Kingdom
- Uzbekistan
- Việt Nam
Phiên bản Galaxy S25 siêu mỏng dự kiến sẽ được trang bị chip Snapdragon 8 Elite, RAM 12 GB, mỏng 6,4 mm cùng màn hình 6,66 inch tương tự như Galaxy S25+. Mặt sau của máy là cụm camera 200 MP, camera góc siêu rộng 50 MP và camera tele 3.5x 50 MP.
Samsung có thể sẽ ra mắt thiết bị này tại sự kiện Unpacked sắp tới vào ngày 22 tháng 1, nơi các thông tin chi tiết chính thức về thiết bị sẽ được tiết lộ.