AUDIO bài viết
Tội phạm mạng đã sử dụng Ngrok như một dịch vụ chuyển tiếp để tránh bị phát hiện, đồng thời che giấu cả danh tính của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và vị trí của các trang lừa đảo.
“Chúng tôi chủ động chặn và báo cáo các trường hợp lạm dụng cho cộng đồng lưu trữ và bảo mật, công ty đăng ký tên miền, dịch vụ quyền riêng tư/proxy... để chặn các trang web lừa đảo”, Jessica Romero nói thêm.
Đây là một phần trong chuỗi các vụ kiện dài hạn của Facebook chống lại những kẻ lừa đảo, tấn công người dùng hoặc lạm dụng các nền tảng cho mục đích xấu.
Trước đó vào tháng 10-2019, Facebook đã đệ đơn kiện công ty đăng ký tên miền OnlineNIC và dịch vụ bảo mật ID Shield vì cho phép đăng ký các tên miền lookalike, được sử dụng trong các chiến dịch độc hại.
Cùng tháng, công ty cũng kiện NSO Group (Israel) vì đã phát triển và bán phương thức khai thác lỗ hổng trên WhatsApp, được sử dụng để theo dõi các quan chức chính phủ, các nhà ngoại giao và nhà báo.
Không lâu sau đó (3-2020), Facebook lại tiếp tục kiện công ty đăng ký tên miền Namecheap và dịch vụ proxy Whoisguard.
Tuần trước, Facebook cũng đã ngăn chặn 7 công ty sản xuất phần mềm gián điệp trên các nền tảng của công ty.