Kết quả thống kê cho thấy các lô hàng máy tính bảng đã sụt giảm 4 quý liên tiếp, trong quý 2 năm 2022 chỉ có 34,8 triệu thiết bị được xuất xưởng. Sau đại dịch, phần lớn người dùng đều thích các thiết bị có màn hình lớn hơn hoặc sử dụng smartphone, thay vì sử dụng máy tính bảng.
Đáng ngạc nhiên là công ty dẫn đầu thị trường cũng phải đối mặt với vấn đề sụt giảm. Apple chỉ xuất xưởng 12,1 triệu chiếc iPad, giảm 15% so với cùng kì năm ngoái.
Các lô hàng máy tính bảng của Samsung giảm 13% so với cùng kì năm ngoái, đạt 7 triệu chiếc. Tuy nhiên, công ty vẫn đứng thứ hai trong bảng xếp hạng.
Lenovo là một trong những thương hiệu bị thiệt hại nặng nề nhất. Các lô hàng của công ty đã giảm 25% so với cùng kì năm ngoái xuống còn 3,5 triệu chiếc, đứng thứ ba.
Thị phần máy tính bảng trong quý 2 năm 2022. Ảnh: Canalys |
Trái ngược với tất cả các thương hiệu nói trên, các lô hàng của Amazon đã tăng 6%, đạt 3,3 triệu chiếc, giữ vị trí thứ tư.
Các lô hàng máy tính bảng của Huawei giảm 26% so với cùng kì năm ngoái, đạt 1,7 triệu chiếc.
Trong quý 2 năm 2022, Acer trở thành nhà cung cấp Chromebook dẫn đầu thị trường với hơn 1/4 thị phần. Các lô hàng của Lenovo đã giảm 56%, HP giảm 79%, Dell và Asus cũng không ngoại lệ. Sự sụt giảm của Chromebook cũng là điều dễ hiểu khi nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực giáo dục không còn nhiều.
Thị phần máy tính toàn cầu (bao gồm PC, laptop và tablet) trong quý 2 năm 2022. Ảnh: Canalys |
Lenovo dẫn đầu thị trường PC toàn cầu (bao gồm cả máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy tính bảng) với 20,9 triệu thiết bị và chiếm 20% thị phần. Apple đứng thứ hai (16,6 triệu thiết bị), giảm 19% so với cùng kì năm ngoái.
Các lô hàng của HP đã giảm 27% xuống còn 13,6 triệu chiếc và đứng ở vị trí thứ ba. Dell có mức sụt giảm nhỏ nhất trong số các nhà sản xuất, với số lượng xuất xưởng là 13,3 triệu chiếc và thị phần tăng 1%. Trong quý 2 năm 2022, Samsung đã xuất xưởng 7,7 triệu chiếc, đứng top 5 thế giới.