“Tôi cho rằng khâu tổ chức rất chu đáo, từ phân luồng, bảo vệ với gần 1.400 công an, quân đội song có tới 60.000 người đến lễ hội. May mà không xảy ra sự cố giẫm đạp như ở Campuchia song vẫn xảy ra trộm cắp, lộn xộn…”.
Trên thực tế, vài năm trở lại đây, chính quyền địa phương ở những nơi có hội lớn như Yên Tử, chùa Hương, Bà Chúa Kho… đã triển khai công tác chuẩn bị từ trước lễ hội và tăng cường quản lý trong lúc lễ hội diễn ra. Lực lượng cảnh sát cơ động và nhân viên y tế cũng đã hoạt động rất tích cực tại lễ hội đền Trần vừa qua.
Tuy nhiên, qua câu nói “gần 1.400 công an, quân đội song có tới 60.000 người đến lễ hội” của ông Vũ Xuân Thành, có thể thấy sự chuẩn bị tuy là “chu đáo” song rõ ràng chưa đủ, chưa xứng tầm. Đây không phải chuyện xảy ra riêng với Lễ hội đền Trần. Một thực tế có những hội làng ngày xưa, nay đã trở thành hội vùng, hội liên vùng (như hội Gióng), thậm chí có quy mô quốc gia (hội đền Hùng). Thế nhưng chính quyền địa phương có lễ hội dường như chưa bao giờ tính đến yếu tố “mở”, “hội nhập” đó. Sự chuẩn bị của nhà quản lý cho đến giờ vẫn chỉ ở trình độ, ở tầm tư duy “địa phương”. Có lẽ vì thế cho nên đã nhiều mùa lễ hội qua, năm nào cũng có nạn “chặt chém” du khách, chen lấn, giẫm đạp .v.v. và nhà quản lý, lực lượng bảo vệ thì năm nào cũng ở vào thế bị động.
MÕ