Cho dù Pep nói rằng mình đến Đức không phải vì tiền, thì mức lương này cũng "vô tình" đặt Pep vào vị trí thứ 4 trong danh sách các HLV có thu nhập cao nhất thế giới.
Pep Guardiola nhận lương khủng ở Bayern
CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO
Pep Guardiola khẳng định: "Tôi không chọn Bayern Munich vì tiền. Tôi chọn họ vì đẳng cấp và tầm nhìn trong tương lai". Đó có thể là sự thực. Bởi trước đó, theo nguồn tin, ông đã từ chối một lời đề nghị trị giá tới 10 triệu bảng/năm, tức là gấp 1,3 lần mức lương mà Bayern Munich đề nghị. Nhưng có thực mới vực được đạo. Bayern không chỉ đem "đẳng cấp và tầm nhìn" suông ra để chiêu mộ Pep.
Dù không cao bằng chính mức lương cũ tại Barca, số tiền mà gã khổng lồ nước Đức trả cho Pep Guardiola cũng thuộc hàng "khủng" trong thế giới bóng đá. Nó gấp 1,8 lần mức lương của HLV trưởng Bayern hiện tại Jupp Heynckes, và gấp rưỡi lương mà đương kim HLV trưởng của Barca, Tito Vilanova đang nhận.
Cụ thể hơn, khi lên nhậm chức, Guardiola sẽ chiếm vị trí số 4 của Sir Alex Ferguson trên BXH các HLV lương cao nhất hành tinh. Ông sẽ chỉ xếp sau người cầm quân của 3 đội bóng "lấy tiền đè người" khác là Mourinho của Real, Ancelotti của PSG và Lippi của Guangzhou Evergrande.
Pep Guardiola không phải người đặt nặng vấn đề tiền bạc trong công việc. Trong năm đầu tiên tại Barca, HLV này thậm chí tình nguyện nhận 500.000 euro/năm (khoảng 400.000 bảng). Nhưng ông cũng luôn muốn chu cấp cho vợ con một cuộc sống sung túc.
Sau khi từ chức ở Barca, ông đưa cả gia đình sang New York. Dù luôn xác định rằng cuộc sống trên đất Mỹ sẽ chỉ là tạm thời, và bản thân phải quay về với công việc huấn luyện tại châu Âu một ngày nào đó, nhưng ở đây, Pep Guardiola vẫn rất "chịu chơi" khi chuyển đến sống trong một căn hộ 4 phòng ngủ có thang máy riêng trong khu thượng lưu của Manhattan, cùng tòa nhà với các ngôi sao Hollywood.
Trị giá của căn hộ là khoảng 6 triệu USD. Ông là một ngôi sao sân cỏ từ tuổi đôi mươi, và việc chịu một cuộc sống kham khổ rõ ràng không nằm trong từ điển của cựu tiền vệ này. Trong một buổi diễn thuyết tại Mexico mới đây, Pep đã "hét giá" 300.000 USD cho một giờ trò chuyện.
Tất nhiên, người ta hiểu rằng để có được cái vị thế như hôm nay, Guardiola đã phải chinh phục không biết bao nhiêu kỳ tích của bóng đá thế giới.
CHỌN TIỀN HAY CHỌN NGHIỆP?
Dù không cao bằng chính mức lương cũ tại Barca, số tiền mà gã khổng lồ nước Đức trả cho Pep Guardiola cũng thuộc hàng "khủng" trong thế giới bóng đá. Nó gấp 1,8 lần mức lương của HLV trưởng Bayern hiện tại Jupp Heynckes, và gấp rưỡi lương mà đương kim HLV trưởng của Barca, Tito Vilanova đang nhận.
Cụ thể hơn, khi lên nhậm chức, Guardiola sẽ chiếm vị trí số 4 của Sir Alex Ferguson trên BXH các HLV lương cao nhất hành tinh. Ông sẽ chỉ xếp sau người cầm quân của 3 đội bóng "lấy tiền đè người" khác là Mourinho của Real, Ancelotti của PSG và Lippi của Guangzhou Evergrande.
Pep Guardiola không phải người đặt nặng vấn đề tiền bạc trong công việc. Trong năm đầu tiên tại Barca, HLV này thậm chí tình nguyện nhận 500.000 euro/năm (khoảng 400.000 bảng). Nhưng ông cũng luôn muốn chu cấp cho vợ con một cuộc sống sung túc.
Sau khi từ chức ở Barca, ông đưa cả gia đình sang New York. Dù luôn xác định rằng cuộc sống trên đất Mỹ sẽ chỉ là tạm thời, và bản thân phải quay về với công việc huấn luyện tại châu Âu một ngày nào đó, nhưng ở đây, Pep Guardiola vẫn rất "chịu chơi" khi chuyển đến sống trong một căn hộ 4 phòng ngủ có thang máy riêng trong khu thượng lưu của Manhattan, cùng tòa nhà với các ngôi sao Hollywood.
Trị giá của căn hộ là khoảng 6 triệu USD. Ông là một ngôi sao sân cỏ từ tuổi đôi mươi, và việc chịu một cuộc sống kham khổ rõ ràng không nằm trong từ điển của cựu tiền vệ này. Trong một buổi diễn thuyết tại Mexico mới đây, Pep đã "hét giá" 300.000 USD cho một giờ trò chuyện.
Tất nhiên, người ta hiểu rằng để có được cái vị thế như hôm nay, Guardiola đã phải chinh phục không biết bao nhiêu kỳ tích của bóng đá thế giới.
CHỌN TIỀN HAY CHỌN NGHIỆP?
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ở cái thế của Pep Guardiola, vừa có quyền chọn đội bóng đẳng cấp để dẫn dắt, vừa đảm bảo được thu nhập thuộc hàng top. Rất nhiều HLV hàng đầu thế giới chỉ có thể chọn 1 trong 2. Hoặc họ chấp nhận dẫn dắt những đội bóng chất lượng và giàu uy tín, hoặc đến những "vùng trũng", nơi đang có rất nhiều đại gia sẵn sàng chi ra mức lương phi lý để có ngôi sao, đánh bóng tên tuổi cho CLB.
Nhìn vào danh sách 30 HLV hưởng lương cao nhất thế giới, có thể dễ dàng nhận ra là trong top 10, chỉ có 5 người "vẹn cả đôi đường", là Mourinho, Ferguson, Wenger, Vilanova và Mancini, vừa được dẫn dắt CLB mạnh, vừa được hưởng lương cao.
Còn lại là những người đang đem cái danh vốn có đi bán ở những nơi thừa tiền, thiếu bóng đá đỉnh cao. Ancelotti phải chấp nhận tham gia vào quá trình tái thiết khá bế tắc của các tỷ phú Qatar ở PSG để nhận mức lương cao thứ 2 thế giới. Guus Hiddink, người từ lâu vẫn coi những mỏ dầu nước Nga là niềm vui sống, đang dẫn dắt Anzhi, một CLB hạng trung bình ở châu Âu. Tương tự là Fabio Capello, HLV trưởng đội tuyển Nga.
Dẫu sao thì 3 vị trên vẫn có thể đưa đội bóng của họ tới đỉnh cao nhất định nếu thành công. Anzhi và PSG có thể đi sâu tại Champions League, Nga có thể lại vào bán kết EURO. Nhưng có một số HLV biết rằng họ sẽ phải chấp nhận tạm biệt cái gọi là "đỉnh cao", thứ họ từng có, để tài khoản ngân hàng được dồi dào.
Có thể kể ra Jose Antonio Camacho (Trung Quốc), Frank Rijkaard (Saudi Arabia), Harry Redknapp (QPR). Saudi Arabia có thể vào đến bán kết World Cup? Hay QPR có thể được dự Cúp châu Âu? Thật khó tưởng tượng. Họ được lựa chọn chỉ vì có những "Mạnh Thường Quân" sẵn sàng chi cả đống tiền.
Trong khi đó, nếu đặt "nghiệp" lên trước "tiền", thì các HLV sẽ chỉ thu được những khoản lương "còm cõi". Roy Hodgson, HLV trưởng đội tuyển Anh và Joachim Loew của đội tuyển Đức chỉ nhận được 2 triệu bảng/năm, chưa bằng một nửa HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc.
Mà họ cũng là 2 đại diện duy nhất của những đội tuyển hàng đầu châu Âu có mặt trong top 30. HLV của các đội Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, thậm chí không có lương cao bằng HLV của Sunderland, một CLB trung bình tại Premiership.
Samuel Eto'o, người từng nhận nhiều dèm pha khi chuyển sang thi đấu cho Anzhi, có một tuyên bố nổi tiếng: "Làm việc vì tiền mới là biểu hiện của sự chuyên nghiệp". Anh nói không sai. Nhưng nhìn vào bản danh sách này, mới thấy rằng có vẻ như hầu hết những người có "tinh thần chuyên nghiệp" lại đóng góp ít cho thế giới bóng đá hơn những người đặt "tình yêu" với công việc lên trước nhất.
Nhìn vào danh sách 30 HLV hưởng lương cao nhất thế giới, có thể dễ dàng nhận ra là trong top 10, chỉ có 5 người "vẹn cả đôi đường", là Mourinho, Ferguson, Wenger, Vilanova và Mancini, vừa được dẫn dắt CLB mạnh, vừa được hưởng lương cao.
Còn lại là những người đang đem cái danh vốn có đi bán ở những nơi thừa tiền, thiếu bóng đá đỉnh cao. Ancelotti phải chấp nhận tham gia vào quá trình tái thiết khá bế tắc của các tỷ phú Qatar ở PSG để nhận mức lương cao thứ 2 thế giới. Guus Hiddink, người từ lâu vẫn coi những mỏ dầu nước Nga là niềm vui sống, đang dẫn dắt Anzhi, một CLB hạng trung bình ở châu Âu. Tương tự là Fabio Capello, HLV trưởng đội tuyển Nga.
Dẫu sao thì 3 vị trên vẫn có thể đưa đội bóng của họ tới đỉnh cao nhất định nếu thành công. Anzhi và PSG có thể đi sâu tại Champions League, Nga có thể lại vào bán kết EURO. Nhưng có một số HLV biết rằng họ sẽ phải chấp nhận tạm biệt cái gọi là "đỉnh cao", thứ họ từng có, để tài khoản ngân hàng được dồi dào.
Có thể kể ra Jose Antonio Camacho (Trung Quốc), Frank Rijkaard (Saudi Arabia), Harry Redknapp (QPR). Saudi Arabia có thể vào đến bán kết World Cup? Hay QPR có thể được dự Cúp châu Âu? Thật khó tưởng tượng. Họ được lựa chọn chỉ vì có những "Mạnh Thường Quân" sẵn sàng chi cả đống tiền.
Trong khi đó, nếu đặt "nghiệp" lên trước "tiền", thì các HLV sẽ chỉ thu được những khoản lương "còm cõi". Roy Hodgson, HLV trưởng đội tuyển Anh và Joachim Loew của đội tuyển Đức chỉ nhận được 2 triệu bảng/năm, chưa bằng một nửa HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc.
Mà họ cũng là 2 đại diện duy nhất của những đội tuyển hàng đầu châu Âu có mặt trong top 30. HLV của các đội Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, thậm chí không có lương cao bằng HLV của Sunderland, một CLB trung bình tại Premiership.
Samuel Eto'o, người từng nhận nhiều dèm pha khi chuyển sang thi đấu cho Anzhi, có một tuyên bố nổi tiếng: "Làm việc vì tiền mới là biểu hiện của sự chuyên nghiệp". Anh nói không sai. Nhưng nhìn vào bản danh sách này, mới thấy rằng có vẻ như hầu hết những người có "tinh thần chuyên nghiệp" lại đóng góp ít cho thế giới bóng đá hơn những người đặt "tình yêu" với công việc lên trước nhất.
Theo Hải Phong (BĐCS)