Theo các nhà nghiên cứu, mỏ neo này vào khoảng thời chúa Nguyễn (thế kỷ 17) đến trước năm thất thủ kinh đô 1885 (Pháp đánh chiếm Huế).
Mỏ neo khổng lồ lần đầu tiên phát hiện ở cảng Thuận An. Ảnh: VIẾT LONG
Tàu gắn với mỏ neo này có kích thước rất lớn mà nhà Nguyễn chưa thể đóng được. Nên đây có thể là một tàu buôn của nước ngoài bị đắm tại cửa biển Thuận An xưa. Việc nghiên cứu mỏ neo có thể biết thêm các thông tin quý giá về giao thương hàng hải giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong lịch sử.
Như Pháp Luật TPHCM đã thông tin, ông Nguyễn Hảo (43 tuổi, ngụ thôn Tân An, thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), trong lúc lặn biển đã phát hiện một mỏ neo khổng lồ làm bằng gỗ ở khu vực cửa biển Thuận An. Sau khi trục vớt, ông Hảo đã bán mỏ neo này lại cho anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, ngụ Thuận An, Phú Vang)với giá 11 triệu đồng.
Mỏ neo được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có chiều dài 8,13m, chiều rộng 2,8m, nặng hơn 1 tấn, đầu mỏ neo được bọc sắt.