Tờ Yomiuri ngày 28-7 dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay Washington đang hết sức longại về việc chính quyền Trung Quốc tận dụng công nghệ để thu thập thông tin nhạy cảm và muốn các nước khác tham gia nỗ lực do Mỹ dẫn đầu để loại bỏ Huawei khỏi hệ thống mạng 5G.
Ông Keith Krach – người phụ trách mảng phát triển Kinh tế, Năng lượng và Môi trường thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Mỹ kỳ vọng Nhật Bản sẽ hợp tác với họ và cho rằng lệnh cấm này sẽ làm sâu đậm thêm “tình đoàn kết và thống nhất với các đồng minh Mỹ”.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết quyết định cuối cùng vẫn thuộc về phía Tokyo, và Washington sẽ tôn trọng lập trường của đồng minh châu Á.
“Chúng tôi sẽ sớm xúc tiến sáng kiến duy trì sự minh bạch trong công nghệ, mở rộng phạm vi ra khỏi 5G và tiến tới áp dụng cho cả các ứng dụng trên điện thoại” - ông Krach cho biết thêm.
Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Washington đang lên kế hoạch yêu cầu Nhật Bản tẩy chay các ứng dụng khác của Trung Quốc.
ứng dụng Tiktok nổi tiếng của Trung Quốc bị chính quyền Mỹ dọa tẩy chay. Nguồn: DAP
Hồi đầu tháng 7, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho viết Mỹ sẽ “xử lý” vấn đề ứng dụng chia sẻ video TikTok liên quan đến việc ứng dụng này cung cấp thông tin cá nhận người dùng cho chính phủ Trung Quốc.
Ông Jeff Kingston – Giám đốc ngành nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học Temple (Nhật Bản) cho rằng việc Mỹ gây áp lực để Nhật Bản "ra tay" với các công ty công nghệ Trung Quốc là điều không ngạc nhiên vì chính quyền của Tổng thống Donald Trump “đang chơi quân bài Trung Quốc trong nỗ lực tái đắc cử”.
Ông Kingston dự đoán có khả năng chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thuận theo các yêu cầu của Washington. Nhật Bản đang trong tình thế khó nói “không” với Mỹ và ông Abe cũng đang theo đuổi đường lối ngày càng cứng rằn với Trung Quốc sau những gì Bắc Kinh đã làm ở Hong Kong.
Đầu tháng 7, chính quyền Úc đã tuyên bố nước này đang xem xét việc ứng dụng TikTok có khả năng mang can thiệp từ nước ngoài và rủi ro dữ liệu. Việc này xảy ra sau khi công ty mẹ của TikTok là Bytedance mở văn phòng tại Úc, nơi ước tính có tới 1.6 triệu người dùng ứng dụng video này.
Công ty ByteDance - công ty mẹ của Tiktok. Nguồn: REUTERS
Tương tự, Ấn Độ cuối tháng trước đã ra lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc bao gồm cả TikTok. Lệnh cấm được ban hành ngay sau khi cuộc đụng độ tại biện giới Trung Quốc và Ấn Độ.
Hôm 27-7, đài India Today đưa tin chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm thêm 47 ứng dụng của Trung Quốc, vốn là các biến thể và bản sao của 59 ứng dụng bị cấm trước đó.