Khi cuộc đàm phán hòa bình hòa bình ở Syria của Liên Hiệp Quốc được nối lại, Tổng thống Vladimir Putin bất ngờ tuyên bố Nga sẽ rút phần lớn lực lượng vũ trang khỏi Syria, đồng thời kêu gọi các nhà ngoại giao nỗ lực thúc đẩy tái thiết lập hòa bình tại quốc gia trải qua 5 năm nội chiến này.
Nga rút quân bất ngờ
Damascus bác bỏ các tin đồn về sự rạn nứt giữa Tổng thống Bashar al-Assad và Mosow, cho biết trong một cuôc điện đàm, hai bên đã nhất trí về việc "cắt giảm" quân đội Nga.
Các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng ông Putin đang cố gắng buộc Assad phải chấp nhận giải pháp chính trị, đưa cuộc chiến đã giết chết 250.000 người đến hồi kết mặc dù theo các quan chức Hoa Kỳ quân đội Nga chưa có dấu hiệu rút lui.
Phe đối lập chống Assad bày tỏ sự bối rối trước thông báo này "Không ai biết Putin đang nghĩ gì". Putin bất ngờ đưa ra tuyên bố tại cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao.
Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria vào tháng 9 giúp đảo ngược cục diện về phía có lợi cho Assad sau nhiều tháng giành chiến thắng trước phe nổi dậy ở miền tây Syria dù lực lượng này được trang bị vũ khí ngoại nhập như tên lửa diệt xe tăng của Mỹ.
Lực lượng quân đội Nga gần như đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra ở Syria, ông Putin cho biết. Tuy nhiên, ông không đưa ra thời hạn kết thúc việc rút quân khỏi Syria và nói thêm một phần lực lượng vũ trang Nga sẽ vẫn đóng quân một cảng biển và căn cứ không quân ở tỉnh Latakia của Syria.
Tại Geneva, phía trung gian hòa giải Staffan de Mistura cho biết nếu ba vòng đàm phán đầu thất bại, các bên tham chiến không có lựa chọn nào ngoài tiếp tục chiến tranh.
Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Sergei Lavrov tại điện Kremlin
Trong cuôc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã vào hôm thứ hai về Syria, Nga nói rằng hai nhà lãnh đạo "kêu gọi tăng cường giải quyết xung đột bằng chính trị"
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama hoan nghênh việc giảm bớt bạo lực nhưng "nhấn mạnh rằng một thay đổi toàn diện về mặt chính trị là cần thiết để chấm dứt bạo lực ở Syria."
Một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói Washington vui mừng trước thông báo của Putin nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định nào về động cơ đằng sau tuyên bố này và kết quả thực tế. Putin cho biết trong cuộc họp tại Kremlin ông đã ra lệnh rút quân từ thứ ba tuần trước đó
"Những nỗ lực của quân đội Nga tôi đã tạo tiền đề cho tiến trình hòa bình ở Syria," ông nói. "Tôi tin rằng nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang Nga nhìn chung đã được hoàn thành."
Với sự tham gia của quân đội Nga, các lực lượng vũ trang Syria "đã có thể đạt được chuyển biến cơ bản trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế", ông nói thêm.
“Các bên đều nhất trí”
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Putin đã gọi điện cho Tổng thống Syria để thông báo về quyết định này. Vướng mắc duy nhất trong cuộc thảo luận là tương lai Assad, trở ngại lớn nhất để đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Tuyên bố của Nga đã được công bố vào ngày đàm phán của Liên Hợp Quốc nối lại đàm phán hòa bình Syria tại Geneva.
Tại Damascus, Tổng thống Syria cho biết trong một tuyên bố rằng ông Assad đã đồng ý với việc cắt giảm sự lực lượng không quân Nga.
"Quyết định của Nga được đưa ra sau khi đã cân nhắc kĩ càng, và được hiện trong sự đồng tình từ hai phía" tuyên bố nói thêm rằng Moscow hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Syria trong cuộc chiến "chống lại chủ nghĩa khủng bố."
Các nhóm nổi dậy chống Assad ở Syria đều được xem là khủng bố. Phiến quân và các quan chức đối lập nhau đã tỏ ra hoài nghi trước thông báo này.
"Tôi không hiểu. Nga tuyên bố rút quân cũng bất ngờ như khi Nga tuyên bố tham chiến vậy." Fadi Ahmad, phát ngôn viên lực lượng giải phóng Syria phía tây bắc nói.
Phát ngôn viên của phe đối lập Salim al-Muslat đòi Nga rút quân hoàn toàn khỏi. "Không ai biết Putin nghĩ gì, nhưng vấn đề là ngay từ đầu Nga không có quyền được can thiệp vào cuộc xung đột này. Tôi mừng là họ sẽ đi” ông nói.
IS tàn phá ngôi đền 2.000 năm tuổi Baalshamin ở TP cổ Palmyra (Syria) năm 2015. (Ảnh: AP)
Một nhà ngoại giao châu Âu cũng bày tỏ sự hoài nghi. "Động thái này có lẽ sẽ đặt rất nhiều áp lực lên ông Assad lúc này".
"Tuy nhiên, cũng chưa có gì chắc chắn bởi vì như chúng ta đã thấy trước đây, Nga không phải lúc nào cũng thực hiện những gì đã hứa”
Nga vẫn có hiện diện quân sự
Các cuộc đàm phán tại Geneva là cuộc đàm phán hòa bình Syria đầu tiên trong hơn hai năm qua và đã giúp giảm đáng kể tình trạng bạo lực sau khi thuyết phục các bên liên quan "đình chiến”
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin, xác nhận một phần lực lượng Nga sẽ vẫn ở lại Syria. "Sự hiện diện của quân đội Nga chủ yếu nhằm đảm bảo rằng lệnh ngừng bắn, chấm dứt tình trạng chiến tranh, được duy trì," ông nói với các phóng viên tại Liên Hợp Quốc tại New York. Nhưng ông nói thêm, "Nga cũng sẽ tăng cường nỗ lực để đi đến giải pháp chính trị cho Syria."
Mở đầu cuộc đàm phán nhằm chấm dứt một cuộc chiến tranh đã buộc một nửa dân số Syria phải di cư sang tị nạn tràn vào châu Âu và biến Syria thành một chiến trường khốc liệt cho các lực lượng và chiến binh thánh chiến nước ngoài, ông de Mistura nói Syria sẽ phải đối diện với sự thật sau tuyên bố rút quân của ông Putin
Các thỏa thuận ngừng bắn dường như không mấy hiệu lực. Các bên tham chiến đã cáo buộc hành vi vi phạm của nhau, và tham gia cuộc đàm phán với tâm thế không thể hòa giải.