Người dân miền Trung ngồi khóc vì rau, màu xơ xác

Ông Nguyễn Văn Chín, một hộ trồng mai lâu năm ở Háo Đức, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, Bình Định, than thở năm nay ông đầu tư ngót 70 triệu đồng vào 2.000 chậu mai tầm bốn tuổi với hy vọng xuân này có thể xuất bán được. Mai sắp tới kỳ nhặt lá đơm bông nhưng bị ngâm hơn hai ngày, giờ xối bùn với hy vọng mong manh là búp mai còn chưa bị hư thối.

“Mai ngâm nước không chết nhưng chẳng có hoa bán tết thì năm nay xuân đến mà người trồng mai như chúng tôi chẳng còn tết. 27-11 (AL) là nhặt lá rồi, đến kỳ thì nhặt vậy chớ sợ không còn nụ đâu, lỡ có còn thì trời ẩm ương này khó mà ra hoa đúng tết” - ông Chọn nói.

Hiện nay, ngoài việc đề nghị cứu trợ, tỉnh Bình Định cũng đề nghị Thủ tướng sắp xếp một gói ODA cho các tỉnh miền Trung, trong đó có Bình Định để phục hồi, tái thiết cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, dân sinh, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Thủ tướng cho miễn học phí học kỳ 2 cho học sinh từ tiểu học đến THPT trên địa bàn tỉnh; đề nghị Bộ GD&ĐT hỗ trợ gần 68.000 bộ sách giáo khoa, 926.000 cuốn vở cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.

Nước lũ rút nhưng các chậu mai của người dân ở Háo Đức, Bình Định xem như mất trắng. Ảnh: QUANG BẢO
Nước lũ rút nhưng các chậu mai của người dân ở Háo Đức, Bình Định xem như mất trắng. Ảnh: QUANG BẢO

Người dân Háo Đức đang xả bùn, cứu mai. Ảnh: QUANG BẢO
Người dân Háo Đức đang xả bùn, cứu mai. Ảnh: QUANG BẢO

Thường những ngày này các năm trước, làng hoa cúc Ninh Giang (thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) luôn nhộn nhịp. Thế nhưng hiện nay đến Ninh Giang chỉ bắt gặp những ánh mắt buồn rầu, lo lắng. Khắp nơi, vườn hoa nào xơ xác, tan hoang. Nhiều người lặng lẽ nhổ bỏ hoa cúc ra khỏi chậu, chở đi vứt, san dọn lại vườn. Nhiều gia đình bỏ mặc cho bùn chôn lấp.

Ông Ngô Văn Quyển, tổ trưởng tổ dân phố Phú Thứ, chia sẻ: “Chưa khi nào làng hoa Ninh Giang bị thiệt hại, mất mát nặng như năm nay. Sau đợt mưa lũ trước, cúc đã bị héo rũ, chết dần. Trong khi bà con chưa biết tính sao thì đợt lũ này nước lên nhanh, lớn quá, ngập sâu hết cả vùng. Hầu hết bà con đều trắng tay”. Gần 500 chậu cúc của gia đình ông Quyền cũng bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ.

Theo ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Giang, địa phương này có 274 hộ trồng cúc với khoảng 155.000 chậu và đều bị thiệt hại trong các đợt lũ vừa qua. “Người trồng hoa cúc ở Ninh Giang vốn có kinh nghiệm ứng phó với mưa lũ vì làm nghề này đã mấy chục năm nay rồi. Thế nhưng năm nay lũ chồng lũ liên tiếp thế này, không ai có thể giữ được hoa. Đến giờ vẫn chưa thể thống kê hết thiệt hại được” - ông Hiếu cho hay.

Những vườn hoa cúc tan hoang, xơ xác sau lũ ở phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Ảnh: CÔNG TÂM
Những vườn hoa cúc tan hoang, xơ xác sau lũ ở phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Ảnh: CÔNG TÂM

Bị ảnh hưởng nặng của mưa lũ, vựa kiệu tết Phù Mỹ (Bình Định) bị lũ dập tơi tả.

“Gần một tháng nữa là kiệu đến ngày thu hoạch nhưng mưa vùi, lũ dập thế này thì coi như mất trắng. Năm nay kiệu giống đắt, rơm ủ lên giá, chưa kể công cán, mỗi sào đầu tư hơn 4 triệu đồng, nhà tôi trồng hai sào coi như mất trắng 8 triệu đồng. Cứ hy vọng giáp tết bán kiệu thu lại ít vốn, nom kiểu này thì kiệu có sống thì năng suất chẳng được mấy” -  chị Nguyễn Thị Khẩn (xã Mỹ Hòa) nói.

Còn ở Huế, xưa kia, nông dân làng La Chữ phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế, trồng kiệu là chính. Tuy nhiên, hiện nay trong số 50 hộ chuyên trồng kiệu theo kiểu “cha truyền con nối”, chỉ còn vài ba người. Thay vào đó, nông dân chuyển sang trồng các loại rau màu như cải, hành, ngò…

Bà Nguyễn Thị Chọn, 55 tuổi, nông dân làng La Chữ, là một trong những người hiếm hoi của làng La Chữ còn chuyên canh cây kiệu. Bà có năm luống đất, mỗi luống dài chừng 20 m và chỉ trồng mỗi cây kiệu.

“Nghề trồng kiệu ở đây không rõ đã bao nhiêu năm nhưng như tui đã là đời thứ ba trồng kiệu. Năm nay lũ muộn khiến người trồng kiệu lâm vào cảnh điêu đứng” - bà Chọn cho hay.

Ninh Thuận được xem là tỉnh hạn hán nhất nước với lượng mưa trung bình từ 700-800 mm nhưng ba ngày trên địa bàn tỉnh có mưa rất to. Mưa lớn liên tục nhiều ngày làm ngập cục bộ tại các địa phương, lũ từ các sông lên nhanh gây sạt lở nghiêm trọng.

Người dân miền Trung ngồi khóc vì rau, màu xơ xác ảnh 4

Người dân miền Trung ngồi khóc vì rau, màu xơ xác ảnh 5

Tại thôn Phước Thiện 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, mưa lũ đã làm hơn 1,2 ha đất nông nghiệp của người dân sạt lở trôi theo dòng nước sông Dinh. Ông Lê Văn Lâm đang cùng hai người con của mình di dời máy móc nông cụ ra khỏi vùng nguy cơ sạp lở cho biết lũ lên nhanh đã làm hơn hai sào đất của gia đình ông trôi xuống sông.

“Tình hình này sẽ còn tiếp tục sạt lở, 17 hộ dân dọc đoạn đều bị sạt xuống sông. Những rẫy táo đang cho thu hoạch nước cũng cuốn trôi đi mất” - nông dân này cho biết.

Hàng ngàn khối đất đá của các kênh Nam, kênh tiêu sông Quao, kênh bắc bị sạt lở. Tuyến đường 701 bị sạt lở ba cái tràn làm tắc nghẽn giao thông thôn Vĩnh Tường, đường 702 sạt lở 4.500 m3 đất đá làm tắc nghẽn giao thông sáu điểm. Ước tính tổng thiệt hại toàn tỉnh lên đến 315 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm