Ông giữ mục "Hẻm buôn chuyện" trên Pháp Luật TP.HCM Chủ nhậtvới những bài viết sắc sảo, chọc khoáy xã hội và được bạn đọc đón nhận.
Nhà văn Nhật Tuấn tên thật là Bùi Nhật Tuấn. Ông sinh năm 1942 tại Hà Nội. Sau đó chuyển vào sống và làm việc tại TP.HCM.
Nhà văn Nhật Tuấn. Ảnh: Facebook cá nhân
Tiểu thuyết Đi về nơi hoang dã là tác phẩm ghi dấu ấn sự nghiệp văn học của ông. Tác giả Tuy Hòa trên VnExpress cho biết: "Sinh thời, chia sẻ về cuốn sách nổi tiếng Đi về nơi hoang dã, Nhật Tuấn cho biết ông viết cuốn này rất nhanh, chỉ trong vòng nửa thángTác phẩm được hoàn thành vào ngày 11-10-1988. Cuốn sách vừa ra đời đã gây ra một cuộc tranh luận quyết liệt trên văn đàn. Đến nay, vị trí của Đi về nơi hoang dã ngày càng được củng cố trong lòng bạn đọc. Sách chỉ gần 300 trang nhưng đầy ắp nét hài hước, chua chát và dằn vặt về số phận con người trong một giai đoạn của đất nước.
Nhà văn Nhật Tuấn. Ảnh VnExpress
Nhật Tuấn là một nhà văn có bút lực sung mãn. Đời tư của ông có nhiều khúc quanh, nhiều đau khổ nhưng ông vẫn viết cho đến tận phút giây lìa xa nhân gian. Và ông cũng chỉ sống bằng ngòi bút. Ngoài viết văn, ông còn viết báo và viết kịch bản phim. Ông nổi tiếng với kịch bản phim Giao thời.
Ông là một trong ba nhà văn Việt Nam nổi tiếng trên văn đàn thâp niên 1980, 1990 và được đồng nghiệp gọi là "tam Tuấn" (Nhật Tuấn - Trần Văn Tuấn - Nguyễn Mạnh Tuấn).
Truyện ngắn và tiểu thuyết của ông gây được tiếng vang trong lòng người đọc: Con chim biết chọn hạt (1981), Lửa lạnh (1987), Đi về nơi hoang dã (1988), Những mảnh tình đã vỡ (1990), Một cái chết thong thả (1995)...
Ông nhận nhiều giải thưởng văn học. Giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ (1977, Ngôi nhà đang lên tầng), giải nhất giải thưởng văn học của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1978, tác phẩmTrang 17).
Lễ viếng và lễ truy điệu nhà văn Nhật Tuấn bắt đầu từ 7 giờ sáng 10-10 tại Nhà tang lễ TP.HCM. Sau đó lễ hỏa táng diễn ra tại Bình Hưng Hòa, TP.HCM.