Nhà vô địch Olympic: “Tôi không biết vì sao tên tôi là Farah”

(PLO)- Nhà vô địch Olympic Marathon bốn lần Mohamad Farah đã nói như thế trong cuốn phim tài liệu về mình.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhà vô địch Olympic người Anh gốc Somalia kể về “tuổi thơ dữ dội” của mình ở vùng đất đói nghèo Somalia và đầy thuốc súng của nội chiến, tuổi thơ ly tang của mình.

Mo Farah một lần vào điện Buckingham để được Hoàng gia Anh phong tước "Sir". Ảnh: Getty

Mo Farah một lần vào điện Buckingham để được Hoàng gia Anh phong tước "Sir". Ảnh: Getty

Lúc còn bé Farah được đưa đến Anh dạng bất hợp pháp nhưng sau đó anh đã cống hiến cho nền thể thao nước Anh.

Farah kể khai sinh của mình có tên Hussein Abdi Kahin, anh sinh ra ở Somalia, cụ thể là Bắc Somalia đầy khổ ải và nội chiến loạn lạc, đói nghèo, cướp bóc. Khi anh bốn tuổi thì bố bị giết chết do cuộc nội chiến. Bố chết, gia đình anh như “rắn mất đầu”. Sau đó anh phải xa mẹ và được ai đó đưa đến Anh bất hợp pháp với cái tên là Mohamad Farah.

Kỷ lục gia thế giới marathon- Mo Farah. Ảnh: Getty

Kỷ lục gia thế giới marathon- Mo Farah. Ảnh: Getty

Trong bộ phim tài liệu về mình do BBC sản xuất, Farah kể về việc từ Somalia, anh được đưa đến châu Âu rồi vào nước Anh như thế nào với tấm hộ chiếu Anh cùng một phụ nữ mà sau đó anh không hề gặp lại và không hề biết.

Trong cuộc hành trình từ Somalia sang châu Âu rồi đến đảo quốc sương mù, Farah đã thấy tận mắt trong cự ly gần cảnh phụ nữ bị hiếp đáp như thế nào.

Sang Anh, Farah được đưa đến một trại tị nạn ở Tây London và người thầy đầu tiên dạy anh là Alan Watkinson.

Khoác trên người quốc kỳ Anh, Farah mang về bốn HCV danh giá của Marathon Olympic. Ảnh: Getty

Khoác trên người quốc kỳ Anh, Farah mang về bốn HCV danh giá của Marathon Olympic. Ảnh: Getty

Thầy Watkinson biết Farah dùng hộ chiếu giả. Sau đó chính người thầy này đã khai báo cho cơ quan chức năng Anh rồi cũng chính thầy là người giúp Farah được nhập tịch Anh... sau một thời gian dài đầy khó khăn và trắc trở.

Farah năm nay 39 tuổi, anh có quốc tịch Anh năm 2000 và từ đó đến nay anh đã mang về cho thể thao Anh bốn tấm HCV Olympic ở nội dung Marathon, đấy là những tấm HCV Marathon Olympic đầu tiên của nước Anh.

Farah cũng đã được Hoàng gia Anh phong tước “Sir” vì những đóng góp cho nước Anh.

+ Một số hình ảnh về nhà vô địch Farah:

Mẹ của Farah, bà Aisha, cảnh thực được đưa vào phim tài liệu. Ảnh: Getty Farah có cô vợ Anh gốc Nga tên Tania. Ảnh: Getty Farah và các con của mình. Ảnh: Getty Farah trong một lần tham gia Marathon ở châu Phi. Ảnh: Getty Một lần nhận tấm séc giải thưởng cho việc phá kỷ lục Anh. Ảnh: Getty Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Mẹ của Farah, bà Aisha, cảnh thực được đưa vào phim tài liệu. Ảnh: Getty

Farah có cô vợ Anh gốc Nga tên Tania. Ảnh: Getty Farah và các con của mình. Ảnh: Getty Farah trong một lần tham gia Marathon ở châu Phi. Ảnh: Getty Một lần nhận tấm séc giải thưởng cho việc phá kỷ lục Anh. Ảnh: Getty Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Farah có cô vợ Anh gốc Nga tên Tania. Ảnh: Getty

Farah và các con của mình. Ảnh: Getty Farah trong một lần tham gia Marathon ở châu Phi. Ảnh: Getty Một lần nhận tấm séc giải thưởng cho việc phá kỷ lục Anh. Ảnh: Getty Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Farah và các con của mình. Ảnh: Getty

Farah trong một lần tham gia Marathon ở châu Phi. Ảnh: Getty Một lần nhận tấm séc giải thưởng cho việc phá kỷ lục Anh. Ảnh: Getty Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Farah trong một lần tham gia Marathon ở châu Phi. Ảnh: Getty

Một lần nhận tấm séc giải thưởng cho việc phá kỷ lục Anh. Ảnh: Getty Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Một lần nhận tấm séc giải thưởng cho việc phá kỷ lục Anh. Ảnh: Getty

Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Farah năm nay đã 39 tuổi...nhưng vẫn chạy tốt ở cự ly Marathon. Ảnh: Getty

Bốn tấm HCV Marathon Olympic có thời gian ngắn nhất là 12 năm (khoảng cách các kỳ Olympic), phong độ của Farah rất cao và bền. Ảnh: Getty

Bốn tấm HCV Marathon Olympic có thời gian ngắn nhất là 12 năm (khoảng cách các kỳ Olympic), phong độ của Farah rất cao và bền. Ảnh: Getty

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm