Ông Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải cho nhóm tác giả “Cụm công trình điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên - thoát lũ ra biển Tây”. (Ảnh: Minh Tú/TTXVN)
Năm nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt không tìm được chủ nhân của hai giải nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin thành công và công nghệ thông tin triển vọng.
Ở hệ thống công nghệ thông tin thành công không có giải nhất và giải nhì, chỉ có giải ba (trị giá 30 triệu đồng) đó là sản phẩm “Cổng thanh toán chứng khoán trực tuyến (BIDV@SECURITIES” của Trung tâm công nghệ thông tin BIDV.
Cùng với đó là bốn giải khuyến khích (mỗi giải 15 triệu đồng) gồm “Thiết bị cảnh báo trộm và định vị xe gắn máy thông qua ĐTDĐ S-Bike” (Công ty Cổ phần Giải pháp SETECH Việt); “Phần mềm điều hành và dựng hình ảnh X-Quang kỹ thuật số” (Công ty cổ phần Công nghệ thông tin Việt Ba); “Hệ thống kinh doanh quản lý bán tour” (Công ty Vietravel); “Hệ thống phần mềm quản lý trường học trực tuyến tích hợp sổ liên lạc điện tử” (Công ty cổ phần Phần mềm Quảng Ích).
Về hệ thống sản phẩm công nghệ thông tin triển vọng có hai giải nhì (mỗi giải 50 triệu đồng) gồm “Hệ thống biến báo điện tử thành báo nói ViNAS của Nhóm SYCO” ( Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp sáng tạo và nghiên cứu tiên tiến iSolar); “Hệ thống trả lời tự động bằng giọng nói” (Phòng thí nghiệm AILab trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngoài ra, ở lĩnh vực này còn có hai giải khuyến khích (mỗi giải 15 triệu đồng) gồm “Giải pháp sách giáo khoa điện tử Classbook” (Công ty cổ phần sách điện tử giáo dục EDC) và “Hệ thống quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (QMC-E.TEST)” của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn có hai giải phụ (mỗi giải 10 triệu đồng) là phần mềm tương tác Tiếng Việt VS2D (tác giả Nguyễn Hoàng Hải - học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Khoa học tự nhiên Hà Nội) và hệ thống tìm người thân thất lạc ứng dụng công nghệ tin sinh học (nhóm tác giả Công ty Công nghệ sinh học Bionet).
Về lĩnh vực khoa học ứng dụng, có một giải thưởng (trị giá 100 triệu đồng) được trao tặng nhóm tác giả giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Sinh, phó giáo sư-tiến sỹ Hồ Văn Chín - Viện Địa lý và Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cộng sự với cụm công trình “Điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên- thoát lũ ra biển Tây."
Lĩnh vực y dược có hai giải thưởng cho một cá nhân và một tập thể các nhà khoa học (mỗi giải 100 triệu đồng) gồm “Cụm công trình nghiên cứu phẫu thuật nội soi trẻ em” (giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương); và "Cụm công trình ghép thận và gan từ người sống cho tạng và người chết não hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy".
Có thể nói, năm 2012 là một trong những năm thành công của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt với số lượng sản phẩm lên tới 220 sản phẩm, trong đó có thí sinh nhỏ tuổi nhất là Đỗ Nhật Nam sinh năm 2001 (11 tuổi, đến từ Hà Nội), thí sinh lớn tuổi nhất là Phạm Quốc Văn (79 tuổi, đến từ Hải Dương).
Đặc biệt, với sự đổi mới hệ thống sản phẩm dự thi thành hai hệ thống công nghệ thông tin thành công và công nghệ thông tin triển vọng, giải thưởng đã thu hút được sự tham gia của nhiều sản phẩm đến từ các doanh nghiệp uy tín đã đạt được những thành công trên thị trường trong nước cũng như quốc tế và phần lớn các sản phẩm được đánh giá cao về tính khoa học và ứng dụng thực tiễn.
Được khởi xướng từ năm 2005, đến nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã phát hiện và tôn vinh rất nhiều tài năng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông. Các sản phẩm đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc sống, nhiều sản phẩm khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế./.
Ở hệ thống công nghệ thông tin thành công không có giải nhất và giải nhì, chỉ có giải ba (trị giá 30 triệu đồng) đó là sản phẩm “Cổng thanh toán chứng khoán trực tuyến (BIDV@SECURITIES” của Trung tâm công nghệ thông tin BIDV.
Cùng với đó là bốn giải khuyến khích (mỗi giải 15 triệu đồng) gồm “Thiết bị cảnh báo trộm và định vị xe gắn máy thông qua ĐTDĐ S-Bike” (Công ty Cổ phần Giải pháp SETECH Việt); “Phần mềm điều hành và dựng hình ảnh X-Quang kỹ thuật số” (Công ty cổ phần Công nghệ thông tin Việt Ba); “Hệ thống kinh doanh quản lý bán tour” (Công ty Vietravel); “Hệ thống phần mềm quản lý trường học trực tuyến tích hợp sổ liên lạc điện tử” (Công ty cổ phần Phần mềm Quảng Ích).
Về hệ thống sản phẩm công nghệ thông tin triển vọng có hai giải nhì (mỗi giải 50 triệu đồng) gồm “Hệ thống biến báo điện tử thành báo nói ViNAS của Nhóm SYCO” ( Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp sáng tạo và nghiên cứu tiên tiến iSolar); “Hệ thống trả lời tự động bằng giọng nói” (Phòng thí nghiệm AILab trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngoài ra, ở lĩnh vực này còn có hai giải khuyến khích (mỗi giải 15 triệu đồng) gồm “Giải pháp sách giáo khoa điện tử Classbook” (Công ty cổ phần sách điện tử giáo dục EDC) và “Hệ thống quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (QMC-E.TEST)” của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn có hai giải phụ (mỗi giải 10 triệu đồng) là phần mềm tương tác Tiếng Việt VS2D (tác giả Nguyễn Hoàng Hải - học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Khoa học tự nhiên Hà Nội) và hệ thống tìm người thân thất lạc ứng dụng công nghệ tin sinh học (nhóm tác giả Công ty Công nghệ sinh học Bionet).
Về lĩnh vực khoa học ứng dụng, có một giải thưởng (trị giá 100 triệu đồng) được trao tặng nhóm tác giả giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Sinh, phó giáo sư-tiến sỹ Hồ Văn Chín - Viện Địa lý và Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cộng sự với cụm công trình “Điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên- thoát lũ ra biển Tây."
Lĩnh vực y dược có hai giải thưởng cho một cá nhân và một tập thể các nhà khoa học (mỗi giải 100 triệu đồng) gồm “Cụm công trình nghiên cứu phẫu thuật nội soi trẻ em” (giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương); và "Cụm công trình ghép thận và gan từ người sống cho tạng và người chết não hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy".
Có thể nói, năm 2012 là một trong những năm thành công của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt với số lượng sản phẩm lên tới 220 sản phẩm, trong đó có thí sinh nhỏ tuổi nhất là Đỗ Nhật Nam sinh năm 2001 (11 tuổi, đến từ Hà Nội), thí sinh lớn tuổi nhất là Phạm Quốc Văn (79 tuổi, đến từ Hải Dương).
Đặc biệt, với sự đổi mới hệ thống sản phẩm dự thi thành hai hệ thống công nghệ thông tin thành công và công nghệ thông tin triển vọng, giải thưởng đã thu hút được sự tham gia của nhiều sản phẩm đến từ các doanh nghiệp uy tín đã đạt được những thành công trên thị trường trong nước cũng như quốc tế và phần lớn các sản phẩm được đánh giá cao về tính khoa học và ứng dụng thực tiễn.
Được khởi xướng từ năm 2005, đến nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã phát hiện và tôn vinh rất nhiều tài năng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông. Các sản phẩm đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc sống, nhiều sản phẩm khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế./.
Theo Văn Xuyên (Vietnam+)