Để nâng cao chất lượng dạy - học, rất cần sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh. (Ảnh minh họa)
Phát sốt vì họp
Việc họp phụ huynh học sinh đầu năm học đã trở thành thông lệ và được các gia đình quan tâm. Hầu hết phụ huynh đều muốn dự họp đông đủ để biết về tình hình học tập, ý thức chấp hành kỷ luật của con em mình trên lớp nhằm kịp thời uốn nắn. Song, bên cạnh đó, nỗi lo ngại lớn nhất của cha mẹ học sinh là các khoản đóng góp đầu năm. Chị Lê Thị Trang, ở quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, gia đình chị có 2 con, một cháu học lớp 3, một cháu học lớp 6. Tuần trước, khi nhận được 2 thông báo cùng một lúc về việc đi họp phụ huynh, chị Trang rất lo. Chị chia sẻ: “Hết “khoản thu bắt buộc” lại đến “khoản thu tự nguyện”. Dù nhà trường chưa báo chính thức thu bao nhiêu, song như các năm trước, tính sơ sơ hai cháu cũng phải nộp trên dưới 2 triệu đồng, chưa kể tiền học phí, học thêm, tiền đồng phục… Với thu nhập không ổn định như vợ chồng tôi hiện nay, số tiền này không hề nhỏ”. Đã 8 năm liên tục đi họp phụ huynh cho con, anh Lê Đình Thắng ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết thêm, hầu hết các buổi họp phụ huynh anh tham dự đều khá nhàm chán. Thông thường, sau khi giáo viên chủ nhiệm báo cáo về các vấn đề liên quan, phụ huynh sẽ góp ý kiến vào việc thu chi, chăm sóc các cháu, việc mua và mặc đồng phục… Có không ít cuộc họp, do tranh luận giữa các phụ huynh diễn ra khá căng thẳng, giáo viên chủ nhiệm không điều khiển được nên cuộc họp phải kết thúc mà chưa đạt được mục đích đề ra. Ngoài những khoản thu bắt buộc, nhà trường vẫn thu những khoản khác thông qua Ban đại diện phụ huynh học sinh với danh nghĩa tự nguyện. Trong khi đó, điều mà nhiều phụ huynh muốn nghe nhất là thái độ học tập của từng cháu trên lớp lại hầu như không được đề cập đến. Do đó, các cuộc họp phụ huynh đầu năm gần như không còn ý nghĩa trong việc tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên có vai trò rất quan trọngThông thường, thời gian dành cho mỗi cuộc họp phụ huynh diễn ra trong khoảng 2 tiếng. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm thường mất gần 1 tiếng để “thông báo tình hình chung”. Sau đó là công bố những khoản thu và… thu tiền. Do vậy, thời gian dành để trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh rất hạn chế. Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, vai trò của Ban phụ huynh khá quan trọng bởi đại diện cho tiếng nói của toàn bộ phụ huynh trong lớp. Tuy vậy, trên thực tế vai trò này khá mờ nhạt. Hầu như trong mỗi lớp đều có những phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả nên họ gần như không quan tâm đến các khoản đóng góp là bao nhiêu, mà chỉ hăng hái tham gia vào Ban phụ huynh nhằm “ghi điểm” với giáo viên chủ nhiệm, để cô giáo “để mắt” tới con em mình. Cô Hoàng Thu Hà - giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu ở quận Đống Đa, Hà Nội - người có gần 20 năm làm giáo viên chủ nhiệm tâm sự, với các giáo viên chủ nhiệm, cuộc họp phụ huynh là một trong những hoạt động quan trọng nhất vào đầu năm học mới. Vấn đề làm nảy sinh căng thẳng thường xuất phát từ các khoản thu (tiền điều hòa, tiền nước uống, tiền photo bài tập, tiền trông trưa)… Do đó, giáo viên cần tách bạch các khoản thu một cách rõ ràng kèm theo giải thích chi tiết. Để việc thu tiền diễn ra suôn sẻ, phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ và công khai minh bạch. Điều phụ huynh quan tâm là con họ sẽ được hưởng gì từ những đóng góp của họ. Vì vậy, trước khi đưa ra một khoản thu, giáo viên chủ nhiệm các lớp cần có ý kiến với Ban giám hiệu phải đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu và có sự xem xét, miễn giảm với những gia đình khó khăn. Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú cũng cho rằng, với cấp học mầm non và tiểu học, cuộc họp phụ huynh đầu năm khá quan trọng vì phụ huynh sẽ được biết một phần về tính cách cũng như phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm để có sự phối hợp kịp thời trong việc uốn nắn, giáo dục trẻ. Để đạt hiệu quả như mong muốn, các trường, lớp cần thay đổi hình thức họp phụ huynh, tăng thời gian để phụ huynh và giáo viên trao đổi nhiều hơn, tránh tâm lý của nhiều người là đi họp chỉ để đóng tiền.
Việc họp phụ huynh học sinh đầu năm học đã trở thành thông lệ và được các gia đình quan tâm. Hầu hết phụ huynh đều muốn dự họp đông đủ để biết về tình hình học tập, ý thức chấp hành kỷ luật của con em mình trên lớp nhằm kịp thời uốn nắn. Song, bên cạnh đó, nỗi lo ngại lớn nhất của cha mẹ học sinh là các khoản đóng góp đầu năm. Chị Lê Thị Trang, ở quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, gia đình chị có 2 con, một cháu học lớp 3, một cháu học lớp 6. Tuần trước, khi nhận được 2 thông báo cùng một lúc về việc đi họp phụ huynh, chị Trang rất lo. Chị chia sẻ: “Hết “khoản thu bắt buộc” lại đến “khoản thu tự nguyện”. Dù nhà trường chưa báo chính thức thu bao nhiêu, song như các năm trước, tính sơ sơ hai cháu cũng phải nộp trên dưới 2 triệu đồng, chưa kể tiền học phí, học thêm, tiền đồng phục… Với thu nhập không ổn định như vợ chồng tôi hiện nay, số tiền này không hề nhỏ”. Đã 8 năm liên tục đi họp phụ huynh cho con, anh Lê Đình Thắng ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết thêm, hầu hết các buổi họp phụ huynh anh tham dự đều khá nhàm chán. Thông thường, sau khi giáo viên chủ nhiệm báo cáo về các vấn đề liên quan, phụ huynh sẽ góp ý kiến vào việc thu chi, chăm sóc các cháu, việc mua và mặc đồng phục… Có không ít cuộc họp, do tranh luận giữa các phụ huynh diễn ra khá căng thẳng, giáo viên chủ nhiệm không điều khiển được nên cuộc họp phải kết thúc mà chưa đạt được mục đích đề ra. Ngoài những khoản thu bắt buộc, nhà trường vẫn thu những khoản khác thông qua Ban đại diện phụ huynh học sinh với danh nghĩa tự nguyện. Trong khi đó, điều mà nhiều phụ huynh muốn nghe nhất là thái độ học tập của từng cháu trên lớp lại hầu như không được đề cập đến. Do đó, các cuộc họp phụ huynh đầu năm gần như không còn ý nghĩa trong việc tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên có vai trò rất quan trọngThông thường, thời gian dành cho mỗi cuộc họp phụ huynh diễn ra trong khoảng 2 tiếng. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm thường mất gần 1 tiếng để “thông báo tình hình chung”. Sau đó là công bố những khoản thu và… thu tiền. Do vậy, thời gian dành để trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh rất hạn chế. Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, vai trò của Ban phụ huynh khá quan trọng bởi đại diện cho tiếng nói của toàn bộ phụ huynh trong lớp. Tuy vậy, trên thực tế vai trò này khá mờ nhạt. Hầu như trong mỗi lớp đều có những phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả nên họ gần như không quan tâm đến các khoản đóng góp là bao nhiêu, mà chỉ hăng hái tham gia vào Ban phụ huynh nhằm “ghi điểm” với giáo viên chủ nhiệm, để cô giáo “để mắt” tới con em mình. Cô Hoàng Thu Hà - giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu ở quận Đống Đa, Hà Nội - người có gần 20 năm làm giáo viên chủ nhiệm tâm sự, với các giáo viên chủ nhiệm, cuộc họp phụ huynh là một trong những hoạt động quan trọng nhất vào đầu năm học mới. Vấn đề làm nảy sinh căng thẳng thường xuất phát từ các khoản thu (tiền điều hòa, tiền nước uống, tiền photo bài tập, tiền trông trưa)… Do đó, giáo viên cần tách bạch các khoản thu một cách rõ ràng kèm theo giải thích chi tiết. Để việc thu tiền diễn ra suôn sẻ, phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ và công khai minh bạch. Điều phụ huynh quan tâm là con họ sẽ được hưởng gì từ những đóng góp của họ. Vì vậy, trước khi đưa ra một khoản thu, giáo viên chủ nhiệm các lớp cần có ý kiến với Ban giám hiệu phải đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu và có sự xem xét, miễn giảm với những gia đình khó khăn. Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú cũng cho rằng, với cấp học mầm non và tiểu học, cuộc họp phụ huynh đầu năm khá quan trọng vì phụ huynh sẽ được biết một phần về tính cách cũng như phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm để có sự phối hợp kịp thời trong việc uốn nắn, giáo dục trẻ. Để đạt hiệu quả như mong muốn, các trường, lớp cần thay đổi hình thức họp phụ huynh, tăng thời gian để phụ huynh và giáo viên trao đổi nhiều hơn, tránh tâm lý của nhiều người là đi họp chỉ để đóng tiền.
Theo Huệ Linh (ANTĐ)