Bóng đá nữ Việt Nam (VN) đứng đầu Đông Nam Á, hạng 6 châu Á, có nhiều cầu thủ giỏi nhưng “tắc” ở chỗ nào trong việc xuất khẩu?
Nữ tuyển thủ Ấn Độ Bala Devi (29 tuổi) vừa ký kết hợp đồng 18 tháng với CLB Rangers của Scotland. Trong buổi lễ ký kết, Devi nói: “Tôi có một niềm tin, một đam mê chơi bóng, đó là thứ giúp tôi phá bỏ mọi rào cản để đi lên. Tôi vốn từ CLB cảnh sát nên tôi được trui trèn bản lĩnh trong ngành. Tôi từng đá cho đội bóng của bang Manipur, rồi tuyển Ấn Độ, được sang châu Âu du đấu vài lần. Tôi thấy bóng đá nữ dễ hòa nhập với châu Âu nhưng cái thiếu của cầu thủ nữ châu Á là cá tính. Tôi được trui rèn trong môi trường quân đội, tôi có thừa bản lĩnh, sức mạnh tinh thần và cá tính”.
Nữ tuyển thủ Ấn Độ ký hợp đồng thi đấu ở châu Âu. Hy vọng một ngày không xa, nữ tuyển thủ Việt Nam cũng xuất ngoại. Ảnh: CTP
Bala Devi vốn được mệnh danh là “cỗ máy ghi bàn”, giải nội địa ra sân 120 trận, ghi 100 bàn và là cầu thủ xuất sắc nhất Ấn Độ năm 2015 và 2016.
Tuy nhiên, có một thực tế là bóng đá nữ Ấn Độ lẫn vùng Nam Á đều không mạnh.
Qua sự kiện nữ cầu thủ Ấn Độ, những nữ tuyển thủ VN có quyền hy vọng sang châu Âu, đặc biệt ở những giải trung bình như Scotland, Bồ Đào Nha, Ý… nơi ngày nay có rất nhiều cầu thủ Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc… thi đấu.
Bóng đá nữ VN đang có những bước tiến về sức mạnh, sức bền và cả về thể hình… đó là điều kiện cần để các nữ cầu thủ có thể sang châu Âu chơi bóng.
Bóng đá nữ hay Futsal, trình độ cầu thủ VN có thể ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên, chướng ngại chưa hẳn ở chuyên môn mà là ngoại ngữ, sự quyết tâm, tinh thần cầu tiến và sự tự lập - điều mà những nữ tuyển thủ VN chưa được trang bị.