Ở tuổi 60, Bạch Long vẫn cháy hết mình cho sân khấu

Bạch Long thì tâm sự anh từng hai lần từ chối vì thấy ngại khi tuổi tác đã cao. Tuy nhiên, suy nghĩ về giá trị nghệ thuật lẫn tính giải tríNgười nghệ sĩ đa tài hướng đến, anh mới nhận lời. “Tôi lớn tuổi nhưng tâm hồn còn trẻ. Nếu làm bất cứ điều gì có thể cống hiến cho nghệ thuật, tôi đều sẵn sàng. Tôi tham gia chương trình không phải để thi thố. Tôi chỉ đem lời ca tiếng hát, công sức, tác phẩm hay cho khán giả xem. Qua đó họ thấy một Bạch Long sống chết vì nghề” - anh nói.

Mà thật, thèm làm nghề, thèm có cơ hội làm nghề thỏa sức là tâm sự khắc khoải từ bao lâu nay ở nghệ sĩ Bạch Long với thiên tính người nghệ sĩ. Tuy là diễn viên thường trực của Kịch IDÉCAF từ bao năm nay nhưng rõ ràng Bạch Long không có được những vai diễn thỏa được sức mình, bung hết khả năng của anh. Thỉnh thoảng nhớ cải lương quá anh chế vài câu vọng cổ đưa vô những vai diễn xuất hiện ngắn ngủi của mình. Với Người nghệ sĩ đa tài, Bạch Long thật sự có đất dụng võ. Anh khoe được tất cả khả năng của mình: Hát tân nhạc, đóng cải lương xã hội, tuồng cổ, diễn hài, đóng phim, làm MC và cả khả năng sáng tạo kịch bản, dàn dựng.

Nghiệp diễn là trăn trở khắc khoải một đời của nghệ sĩ Bạch Long. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)

Bạch Long đã làm nghề với tất cả sức lực, tâm huyết và trách nhiệm một nghệ sĩ nhà nòi, một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi Bạch Long sinh ra và lớn lên trong một gia đình năm đời làm nghệ thuật hát bội - tuồng cổ.

Thời cải lương hưng thịnh ở thập niên 1980, nghệ sĩ Bạch Long nổi tiếng với những vai diễn như anh Kim Đồng, Phạm Cự Chích (trong vở cải lương Bão táp Nguyên Phong). Thập niên 1990, nghệ sĩ Bạch Long rực rỡ khi sáng lập ra đoàn cải lương Đồng ấu Bạch Long. Anh tuyển chọn, đào tạo diễn viên, viết tuồng, dàn dựng vở diễn cho diễn viên nhí của mình biểu diễn rất dễ thương, rất ngọt. Đoàn cải lương Đồng ấu Bạch Long của anh trở thành một trong những đoàn cải lương ăn khách nhất thời bấy giờ. Mỗi ngày đoàn diễn ba suất, vé bán không kịp. Nhiều ngôi sao tên tuổi nổi như cồn trưởng thành từ đây như Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân, Bình Tinh, Chinh Nhân…

Nhưng sau đó cải lương ngày càng khó khăn, Bạch Long nản chí buông tay, không làm đoàn nữa. Dần dần tiền hết, cải lương không còn đất diễn, Bạch Long lưu lạc tấu hài để kiếm sống lây lất bữa có bữa không. Duyên may anh được đạo diễn Hùng Lâm mời về diễn ở Kịch IDÉCAF và gắn bó với sân khấu này từ đó đến nay.

Bạch Long cũng đã xây dựng lại đoàn cải lương Đồng ấu Bạch Long 2 cách đây vài năm nhưng anh lại nản vì sự thiếu đồng lòng của nhiều bạn.

Hiện Bạch Long vừa diễn kịch vừa đóng phim và mở lớp dạy cải lương tuồng cổ, vũ đạo với nhiều bạn trẻ, nghệ sĩ trẻ theo học. được cháy hết mình trên sân khấu, được làm nghề thỏa thích vẫn là ước nguyện nung nấu hằng ngày của anh…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới