Trung Quốc sẽ bắt đầu việc xây dựng đường ống vào năm 2015. Đường ống sẽ được chia làm 3 phân khu miền Bắc, miền Nam và miền Trung.
Tuyến đường ống sẽ đi qua 6 tỉnh Trung Quốc – Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông và Giang Tô, cũng như các khu vực tự trị Nội Mông, Thiên Tân và Thượng Hải.
Tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia” có ý nghĩa đặc biệt quan trong với Nga và Trung Quốc
Việc xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua tuyến đường phía Tây, một phần tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia”, đã ký kết giữa nhà thầu khí gas khổng lồ của Nga Gazprom và CNPC vào tháng 05-2014.
Với hợp đồng 400 tỷ USD, cả hai bên đã đồng ý về việc xuất khẩu 38 tỷ mét khối khí đốt của Nga sang Trung Quốc mỗi năm, trong vòng 30 năm tính từ năm 2018.
Các mỏ khí Chayandin và Kovyktin ở miền đông Siberia sẽ trở thành nguồn cung cấp chủ đạo khi đường ống bắt đầu hoạt động.
Hai nhà lãnh đạo của Nga (bên phải) và Trung Quốc
Theo phát biểu ngày 8-10 của Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping, hợp tác khí đốt là một phần quan trọng của hợp tác năng lượng song phương Nga – Trung.
Cả hai bên đang hợp tác trong ngành công nghiệp khí đốt ở cả hai đầu “thượng nguồn” của Nga và “hạ nguồn” của Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giúp phát triển các mỏ khí đốt ở miền đông Siberia của Nga theo thỏa thuận trong hợp đồng song phương.
Việc xây dựng 3.000 km đường ống “Sức mạnh Siberia” đã được đưa ra tại Yakutia vào ngày 1-9.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các đường ống dẫn khí mới sẽ tăng cường đáng kể hợp tác kinh tế của Nga với chính phủ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương , đặc biệt là với Trung Quốc.