Tái hiện lễ tế đàn âm hồn ngày thất thủ kinh đô

4 giờ sáng 6-7 (tức 23-5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện lại nghi thức tế đàn âm hồn (tại 73 Ông Ích Khiêm, TP Huế) nhân sự kiện 133 năm ngày thất thủ kinh đô năm 1885.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ tế. Ảnh: N.ĐẠT

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, lễ tế đàn Âm hồn được phục dựng theo như nghi thức của triều đình dưới thời vua Duy Tân. Khác với mọi năm là người dân sống xung quanh di tích tự đứng ra làm lễ tế, năm nay lễ tế được trung tâm tổ chức với quy mô lớn.

Sau lễ tế chính được phục dựng tại đền âm hồn, các gia đình tại TP Huế bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 23 đến hết ngày 30-5 (âm lịch). Lễ vật cúng phụ thuộc vào điều kiện từng gia đình nhưng tối thiểu đều phải có chè, cháo, gạo muối,  hoa quả, nhang trầm, cau, trầu, rượu,... Đặc biệt, phải có một thau nước và một bếp lửa trước ngõ nhà với quan niệm các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm.

Lễ vật cúng chủ yếu là ngô, lạc, cháo hoa, chè,... Ảnh: N.ĐẠT

Lễ tế diễn ra trang nghiêm. Ảnh: N.ĐẠT

Được biết đàn âm hồn được nhà Nguyễn lập nên để tế các vong linh đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong biến cố thất thủ kinh đô ngày 23-5 năm Ất Dậu (tức 5-7-1885). Nghi lễ này là một sinh hoạt tâm linh đồng thời cũng là một nét văn hóa đẹp, đầy tính nhân văn của người dân xứ Huế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới