Tập 1 phim 'MH370 - Chiếc máy bay biến mất' của Netflix bị gỡ bỏ vì vi phạm Luật Điện ảnh

(PLO)- Theo ông Đỗ Quốc Việt, phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, "MH370 - Chiếc máy bay biến mất" vi phạm quy định về điều 9 luật Điện ảnh nên phim buộc phải bị gỡ bỏ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 14-4, Sở VH&TT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Điện ảnh.

Tại hội nghị, bên cạnh việc tóm tắt những điểm chính của Luật Điện ảnh cũng như Nghị định số 131/2022/NĐ–CP, ông Đỗ Quốc Việt cũng đã phản hồi những thắc mắc từ các đại diện doanh nghiệp, sở ban ngành.

“Các đơn vị không có trụ sở phải có đại diện”

Khi được hỏi về vấn đề Netflix chiếu tập phim đưa ra nhận định sai lệch về nỗ lực của Việt Nam, cũng như cách xử lý các trường hợp tương tự khi các đơn vị phát hành nước ngoài chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Tập 1 của phim bị gỡ bỏ vì vi phạm điều 9 Luật Điện ảnh. Ảnh: Chụp màn hình

Tập 1 của phim bị gỡ bỏ vì vi phạm điều 9 Luật Điện ảnh. Ảnh: Chụp màn hình

Ông Đỗ Quốc Việt cho biết:Với ý kiến liên quan đến việc mà để họ phải gỡ thì ở đây tất cả những phim phổ biến trên không gian mạng đều được phổ biến nhưng có sự kiểm soát của cơ quan quản lý (hậu kiểm).

Đối với phim chiếu rạp sẽ có thẩm định cũng như phân loại trước khi được phổ biến, phim truyền hình thì uỷ quyền cho người đứng đầu của đài truyền hình.

Còn phim trên không gian mạng thì đơn vị, doanh nghiệp tổ chức phổ biến phải tự phân loại, tự chịu trách nhiệm và cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra đối với các nội dung đó.

Về phim MH370 - Chiếc máy bay biến mấtcó yếu tố không hợp và vi phạm quy định của điều 9 thì phim đó buộc phải gỡ bỏ".

Ông Đỗ Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: HÀ NGUYỄN

Ông Đỗ Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: HÀ NGUYỄN

Về vấn đề các đơn vị phát hành phim của nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam, ông Việt chia sẻ rằng theo quy định của luật An ninh mạng và luật Điện ảnh thì tới đây các tổ chức gồm có doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hay tổ chức phổ biến trên không gian mạng đều phải thực hiện.

"Đây là một nội dung mới và chúng ta đang đi trước một số nước trên thế giới" – ông Việt cho hay.

Nhiều phim quốc tế không được phổ biến ở Việt Nam

Cũng tại hội nghị, đại diện của Sở Ngoại vụ TP.HCM cũng nêu trường hợp một số cơ quan ngoại giao tổ chức chiếu phim. Một số hoạt động mời những người trong diện được cơ quan chức năng theo dõi đặc biệt và cũng không xin phép phân loại phim.

Đại diện Sở Ngoại vụ đặt câu hỏi tại hội nghị

Đại diện Sở Ngoại vụ đặt câu hỏi tại hội nghị

Về vấn đề này, ông Đỗ Quốc Việt cho biết trong điều 9, Luật Điện ảnh 2022 đã ghi rõ những nội dung làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, Cục Điện ảnh sẽ kiến nghị xử lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

Cục cũng phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và một số cơ quan khác để thẩm định, phân loại phim của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

"Chưa bao giờ lại có một khoảng thời gian mà các phim quốc tế không được phổ biến tại Việt Nam nhiều đến mức như vậy" - ông Đỗ Quốc Việt nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm