13 năm qua, thầy đã dạy tiếng Anh miễn phí cho gần 500 người ở tất cả mọi độ tuổi và cấp học khác nhau. Nhưng ít ai biết, trước đây ông giáo vốn là thầy dạy Toán.
Thầy giáo giỏi Toán mê tiếng anh Thái Bá An.
Ông là Thái Bá Am (SN 1938) ở xóm 4, xã Nghi Trung - Nghi Lộc (Nghệ An). Đã 75 tuổi, dáng người thấp nhỏ, vầng trán cao, lưng có hơi còng nhưng giọng nói của thầy vẫn sang sảng, lưu loát. Thầy dạy Toán mê tiếng AnhSinh ra trong một gia đình nghèo ở Đô Lương, Thái Bá Am ngày ấy là cậu học trò thông minh, ham học hỏi. Lớn lên thầy thi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, sau khi ra trường thầy về dạy tại khoa Toán của Trường CĐ Sư phạm Nghệ An. Suốt những năm dạy tại trường, thầy là một giáo viên dạy giỏi nên được đồng nghiệp và học trò yêu quý. Sau khi về hưu thầy vận dụng toán học để giải những bài toán khó... Một lần sang nhà hàng xóm chơi, thấy cô bé học lớp 8 xin mẹ tiền để đi học thêm tiếng Anh, hỏi ra mới biết mất 20.000 cho một buổi học 2 tiếng. Tìm hiểu thì thấy nhiều gia đình hai ba đứa con mà đứa nào cũng đi học thêm, bố mẹ suốt ngày “bán mặt cho đất” nên để có tiền cho con học là cả một vấn đề.
Giáo trình “Tiếng Anh không mệt” do thầy An biên soạn trong 5 năm.
Thích tiếng Anh cũng không kém gì môn toán, và cũng nhận thấy Anh văn là môn học rất cần thiết cho các em bởi đất nước đang trong thời kỳ hội nhập. Thầy quyết tâm dùng lương hưu đóng bàn, đóng bảng, mua phấn, tự biên soạn những cuốn sách tiếng anh để dạy các em miễn phí. Để kêu gọi các em đến lớp không phải là chuyện dễ, thầy viết bảng hiệu, đến nhà từng em học sinh nghèo để vận động đến “lớp”. Thầy Am chia sẻ: “Ban đầu không ai tin, còn nói tôi “dở hơi” có người còn nghĩ trưng biển học miễn phí rồi sau này mới tìm cách lấy tiền, ai nghĩ kệ họ, tôi vẫn dạy”. Ban đầu có dăm bảy em học sinh trong xóm gần nhà thầy tới học, cách dạy của thầy gần gũi nên các em dễ tiếp thu. Tiếng lành đồn xa, lớp học ngày càng thu hút nhiều học sinh, có em ở cách cả mấy chục cây số như Đô Lương, Diễn Châu cũng được bố mẹ chở đến tuần hai buổi để học. Giáo trình của thầy có hạt lúa, củ khoai...
Hình ảnh gần gũi giúp các em dễ tiếp thu
Mất 5 năm mải miết, tìm tòi và học hỏi, thầy đã tự biên soạn và viết tay tập giáo trình “Tiếng Anh không mệt” dày 800 trang với 300 bài để dạy cho các em. Cách dạy của thầy rất đặc biệt, mỗi em một lớp nên thầy không giảng chung cho tất cả mọi người một lúc, mà chọn phương pháp kèm riêng từng người. Ban đầu là những bài học đơn giản về từ mới rồi mới đến ngữ pháp. Thầy tận dụng những tấm bìa cũ làm thẻ, trên đó có từ mới và hình minh họa cho các em dễ hiểu, dễ nhớ. Những tấm bìa và trong cuốn sách thầy biên soạn có hạt lúa, củ khoai... Khi thầy đưa tấm thẻ có vẽ hình minh họa ra, các trò phải lập tức đọc được bằng tiếng Anh, sau đó mới đến phần ngữ pháp. Nếu ai học hết trọn vẹn, thông thuộc 300 bài giảng trong 2 tập giáo trình nói trên thì gần như vốn kiến thức đã nắm rất chắc. Điều quan trọng là không nên xem nặng vấn đề học tiếng Anh và xếp vào giờ học chính mà bất cứ giờ nào, khi các em đang rửa bát, nấu cơm…cũng có thể học Anh văn như để giải trí. Em Nguyễn Văn Vượt, học sinh lớp 10 nói: “Trước đây em học tiếng Anh rất kém, từ khi được thầy dạy thêm em đã có tiến bộ. Em đã học ở đây 3 năm rồi và sẽ tiếp tục học đến khi đi học ĐH”. Trong số những em đến học ở đây có em Nguyễn Ngọc Bảo (học sinh THCS Thanh Lâm, H. Thanh Chương) đã đạt huy chương đồng cuộc thi tiếng Anh qua mạng (IOE) Quốc gia. Đã 13 năm thầy dạy miễn phí cho các em, thầy cười nói: “Tôi sẽ dạy đến lúc mắt không nhìn rõ, tai không nghe được nữa. Tôi là người hạnh phúc - hạnh phúc vì các em học sinh ngày ngày đến học cùng tôi”.
Theo Hải Sâm (VNN)