Và họ đã thử nghiệm trong trận giao hữu ngày 24-7 vừa qua và hòa Liverpool 1-1. Bắt đầu ý tưởng bị lung lạc khi bóng đá Đông Nam Á chán ngán với nạn nhập tịch mà các CLB thì dồn tiền vào trả cho cầu thủ nhập tịch, quên hẳn chính sách đào tạo trẻ.
Trận hòa của tuyển Malaysia trước Liverpool, HLV Salleh đã dùng đến năm cầu thủ nhập tịch gồm Patrick Ronaldonho Wheh (người Liberia, ghi bàn gỡ hòa cho Malaysia), Zah Rahan Krangar, Chad Souza, Thiego Junior (người Brazil) và Vincent Bikana (người Cameroon).
Sau trận hòa đội bóng nước Anh thì HLV Salleh rất tâm đắc với chuyện các đội tuyển quốc gia đẩy mạnh chính sách dùng cầu thủ nhập tịch để bớt đi sự chênh lệch trong đội tuyển “vùng trũng” với thế giới còn lại.
HLV Dollah Salleh đã cảm thấy thích chính sạch nhập sau trận hòa Liverpool 1-1.
HLV Salleh nhận xét: “Khi một hàng phòng ngự có những cầu thủ cao to thì nó chắc chắn vô cùng, chơi bóng bổng, tranh chấp trên không và bịt kín không gian đều thể hiện sự ngang ngửa. Khi dùng nhiều ngoại binh nhập tịch thì khoảng cách, hố sâu của sự chênh lệch rút ngắn lại thấy rõ…”.
Thực chất thì cách nhận xét của HLV Salleh là không mới, các nhà cầm quân rất chuộng dùng ngoại binh. Ngay cả Việt Nam như HLV Calisto rất chuộng và luôn cổ xúy cho chuyện cầu thủ nhập tịch giữa một thế giới đang… mở không cần phân biệt. Hay như HLV Lê Huỳnh Đức cũng rất chuộng cầu thủ ngoại và thích dùng ở hàng tiền đạo.
Trước đây khi cầm quân đội tuyển quốc gia, HLV Calisto đã gọi vào đội tuyển cùng lúc ba cầu thủ nhập tịch, đó là thủ môn Phan Văn Santos, Huỳnh Kesley và Maxwell… Còn HLV Lê Huỳnh Đức thì luôn phản đối việc giảm “quota” cầu thủ ngoại trên sân, vì nhiều cầu thủ ngoại thì trận đấu hay hơn, bàn thắng nhiều hơn…
Tại SEA Games 28, U-23 Malaysia cũng dùng một hậu vệ nhập tịch từ Úc, U-23 Thái Lan thì có Tristan Do…
Bây giờ đây, HLV Dollah Salleh của tuyển quốc gia Malaysia lại dùng cầu thủ ngoại nhập tịch… cao đột biến, nửa đội hình trải đều ở các tuyến và thấy hiệu quả qua trận hòa Liverpool.
Những nền bóng đá phát triển ở châu Á, như Nhật cũng có cầu thủ nhập tịch kể cả Futsal. Tuy nhiên các chính là ngoài việc khi một cầu thủ nước ngoài có hộ chiếu nước sở tại thì CLB sở hữu cầu thủ đó không lơ là trong công tác đào tạo trẻ mới là quan trọng. Và cầu thủ nhập tịch vào tuyển phải đúng là những cầu thủ đá hay, phong cách sống tốt…
Khu vực Đông Nam Á, Singapore là “trùm nhập tịch”. Trong số bốn ngôi vô địch AFF thì ba ngôi vô địch gần đây nhất của họ đều sự đóng góp cực lớn của ngoại binh. Những AFF Cup trước, tuyển Sngapore có khi trên sân bảy cầu thủ nhập tịch.
Nhưng cuối cùng Singapore đã chán với “căn bệnh thành tích” và họ bắt đầu không dùng cầu thủ nhập tịch từ AFF Cup 2014 (bị loại ngay vòng bảng) và bắt đầu chú trọng công tác đào tạo trẻ.
Nhập tịch là con dao hai lưỡi. Nếu bie1t cách dùng đúng…liều, nó sẽ mang lại sự tốt lành, nhưng nếu quá trông chờ và bỏ mặc công tác đào tạo trẻ thì nền bóng đá lại đi đến chỗ suy thoái mà thôi.