Tôi được biết thời gian tới sẽ áp dụng các tiêu chí mới để đánh giá công chức. Vậy, xin hỏi các tiêu chí đánh giá cụ thể như thế nào?
Bạn đọc Nguyễn Thị Hoa (nguyenhoa…@gmail.com)
Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo quy định hiện hành, tại Điều 56 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được đánh giá theo các nội dung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
- Thái độ phục vụ nhân dân.
Công chức là lãnh đạo, quản lý thì còn được đánh giá dựa trên các nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Đến ngày 1-7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực. Ngoài các tiêu chí nêu trên, luật sửa đổi đã bổ sung thêm một số quy định nhằm cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá công chức.
Thứ nhất, nếu trước đây chỉ nêu “Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ” thì nay nội dung này đã sửa đổi cụ thể thành “Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ”.
Việc đánh giá công chức qua kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.
Thứ hai, tiêu chí “Thái độ phục vụ nhân dân” được sửa đổi thành “Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp”…