Ông nói: “Khi ngăn cản nạn buôn người, chúng tôi đã chặn đứng tình trạng chết chìm trên biển”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không thể rơi nước mắt vì vấn đề này”.
AFP ghi nhận các tổ chức bảo vệ nhân quyền thường xuyên chỉ trích tàu hải quân Úc đẩy đuổi tàu của người di cư ra biển. Từ năm 2008 đến 2013, đã có tối thiểu 1.200 người chết chìm trên đường tìm cách đến Úc.
Úc cũng đã thỏa thuận với một số nước như đảo quốc Papua New Guinea, đảo quốc Nauru hay Campuchia để đưa người di cư đến trong thời gian chờ Úc xem xét đơn xin nhập cư. Nếu yêu cầu hợp pháp Úc cũng không cho cư trú ở Úc.
Tuần tới, Úc sẽ phải trao đổi với Papua New Guinea về số phận 850 người di cư sống trong trại trên đảo Manus (ảnh). Hôm 27-4, Papua New Guinea đã ra lệnh đóng cửa trại vì tòa án tối cao phán quyết thỏa thuận cho Úc mở trại giam giữ người di cư trên đảo Manus trong khi họ không mong muốn là bất hợp pháp và vi hiến.
Ngày 28-4, phát biểu trước Quốc hội Áo, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã bày tỏ quan tâm trước sự kiện nhiều nước châu Âu thông qua các chính sách ngày càng siết chặt tình hình nhập cư và người di cư.
Hôm trước đó, với 98 phiếu thuận và 67 phiếu chống, Quốc hội Áo đã thông qua đạo luật quy định về ban bố tình trạng khẩn cấp về di cư nếu an ninh quốc gia bị đe dọa và Quốc hội cho phép. Khi ban bố tình trạng khẩn cấp về di cư, luật cho phép ngăn chặn người di cư ở biên giới. Thời gian cấp quyền nhập cư ban đầu cũng được giới hạn là ba năm (Đức đã áp dụng). Luật hạn chế diện đoàn tụ gia đình đối với người được hưởng trợ cấp.
Phong trào cực hữu ngày càng phản đối người di cư ở Áo. Năm 2015, Áo đã tiếp nhận 90.000 người di cư, tức hơn 1% dân số Áo.