Một người chồng sẵn sàng cắt bỏ hết những giá trị quý giá nhất của vợ mình trong cơn tức giận. Mặc kệ tình cảm của người vợ. Ảnh NVCC
Để hiểu thêm về bộ ảnh xúc động này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với nhiếp ảnh trẻ Đỗ Xuân Bút (sinh năm 1992), với nick name là Bút Cùi Bắp, nhân vật nam chính trong bộ ảnh. Đồng thời cũng là người lên ý tưởng sáng tạo, sắp xếp chọn thể loại siêu thực cho từng bức hình.
. Trước đây là “Em bé công nghệ”, “Đứa trẻ vô gia cư”… dường như đối tượng chính trong những bộ ảnh bạn hướng tới là phụ nữ, trẻ em?
Người phụ nữ bị giam cầm, thâu tóm tất cả mọi quyền lực và sức lực.
Ảnh: NVCC
+ Nhiếp ảnh trẻ Đỗ Xuân Bút: Đúng vậy! Phụ nữ, trẻ em thường bị bắt nạt, bạo hành. Tôi yêu nhiếp ảnh và hy vọng có thể bảo vệ họ bằng khả năng của mình.
Những bữa cơm thường xuyên chan nước mắt. Ảnh: NVCC
. Bạn có thể giới thiệu qua về bộ ảnh “Đừng bạo hành”?
Người vợ bị dội một xô nước lạnh từ người chồng của mình nhưng dường như điều này là quá quen thuộc, vì vậy cô ấy không có phản ứng. Ảnh: NVCC
+ Bộ ảnh gồm 14 bức ảnh. Những bức ảnh siêu thực đòi hỏi người xem phải tưởng tượng và tự cảm nhận. Chẳng hạn, bức ảnh đầu tiên cũng như poster của bộ ảnh này - bức ảnh người đàn ông định cắt tóc của người phụ nữ, nội dung chính là một người chồng sẵn sàng cắt bỏ hết những giá trị quý giá nhất của vợ mình trong cơn tức giận. Mặc kệ tình cảm của người vợ”.
Hay điều tôi muốn gửi gắm trong bức ảnh người đàn ông gào thét về phía người phụ nữ là bạo hành không chỉ là đòn roi, bạo hành từ những lời nói còn đáng sợ hơn rất nhiều...
. Xuất phát từ đâu bạn có ý tưởng thực hiện bộ ảnh này?
Họ dần bị giam vào những nhà tù của tâm hồn với những công việc gia đình lặp đi lặp lại. Ngày tháng, thời gian của họ kéo dài lê thê với những công việc không tên. Ảnh: NVCC
+ Khi còn nhỏ, tôi từng chứng kiến nhiều cô, bác bị chồng đánh nhưng vì quá nhỏ nên không đủ sức can ngăn. Khi lớn lên, tôi đã muốn thực hiện bộ ảnh này để giúp những ông chồng, những chàng trai nhận thức được hành động của họ. Đồng thời, sau bộ ảnh “Em bé công nghệ” tôi cũng muốn có một bộ ảnh tiếp nối sự phát triển thể loại ảnh siêu thực.
Trong một lần tình cờ tuyển mẫu trên Facebook. Facebook của Phương Mi cũng nói chuyện là hy vọng tôi có thể làm bộ ảnh về thực trạng bạo hành phụ nữ. Tôi rất vui, sẵn mình cũng có mơ ước làm một bộ ảnh như vậy, từ đó những ý tưởng dần thành hình.
Choáng váng, mơ hồ, sợ hãi đan xen là cảm giác của họ. Ảnh: NVCC
. Trong quá trình lên ý tưởng và hoàn thành bộ ảnh này, các bạn có gặp khó khăn gì không?
Đôi chân của họ cần được giải thoát, họ cần được tự do. Ảnh: NVCC
+ Phần đạo cụ khó nhất. Sau khi tôi lên ý tưởng và dựng hình, tôi đã nhờ nhiếp ảnh Ngọc Quang (một người bạn của Bút - PV) chụp. Tôi đã phải tìm hết phụ kiện rồi các đồ vật ở nhà chủ xóm trọ bạn Huế - bạn nhân vật nữ trong bộ ảnh nào là xích, quần áo cho phù hợp.
Đa số đạo cụ đều cố gắng mượn để tiết kiệm chi phí tối đa nên chúng tôi chỉ mất mua một bó hồng hết 15.000 đồng. Đạo cụ khó tìm nhất là xích vì đạo cụ này ở xóm trọ hiếm, đa số để xích cún (cười).
. Bạn có thể chia sẻ một vài dự định sắp tới của mình?
+ Tôi học công nghệ thông tin nhưng dự định sắp tới của tôi là theo nhiếp ảnh hoặc xin được vào làm một công ty truyền thông mà tôi có thể phát triển được niềm đam mê nhiếp ảnh. Còn bộ ảnh sắp tới cũng về những đề tài nóng trong xã hội, vẫn được thực hiện theo trường phái nhiếp ảnh siêu thực dạng trừu tượng. Thể loại này buộc người xem phải tự cảm nhận, suy nghẫm và hiểu được ý nghĩa của cả bộ ảnh.
Bộ ảnh “Đừng bạo hành” do nhóm các bạn trẻ yêu nghệ thuật nhiếp ảnh trừu tượng cùng nhau thực hiện với ý nghĩa kêu gọi cộng đồng nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ phụ nữ. Đỗ Xuân Bút là nhân vật nam chính trong bộ ảnh, đồng thời cũng là người lên ý tưởng sáng tạo, sắp xếp chọn thể loại siêu thực cho từng bức hình. |
- “Bộ ảnh này rất ý nghĩa và sáng tạo. Bạo lực gia đình trong đó đa phần phụ nữ là nạn nhân đã được nhiều người nói đến, bộ ảnh này có giá trị bằng hàng ngàn ngôn từ cộng lại. Nhưng mình nghĩ rằng một thông điệp khác mà tác giả muốn gửi gắm ở đây là phụ nữ đừng chỉ biết cam chịu, chấp nhận, phụ nữ phải tự biết yêu thương chính bản thân mình trước khi đợi chờ tình yêu của người khác” - Minh Hằng (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ. - “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng. Tôi ấn tượng nhất với tấm ảnh người đàn ông hét to về phía người phụ nữ. Trong cuộc sống hiện đại, bạo hành không chỉ ở hành động đòn roi mà những lời nói cay đắng, mỉa mai của người chồng còn khiến người phụ nữ đau đớn hơn rất nhiều” - chị Quách Thị Loan (Nguyễn Xí, Bình Thạnh) nói. |