Vừa mổ ruột thừa thí sinh vẫn muốn dự thi THPT quốc gia

Đó là trường hợp của thí sinh Nguyễn Lê A.T, học sinh trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM.

Thí sinh làm thủ tục thi tại điểm thi trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM. Ảnh: THỦY TRÚC

Theo trưởng điểm thi, vào sáng 24-6, gia đình của A.T có đến điểm thi và cho biết, em vừa mới mổ ruột thừa vào đêm qua, chiều cùng ngày em mới ra khỏi phòng hồi sức. Là một học sinh giỏi, theo quy định em có thể làm đơn để được xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT mà không cần phải tham dự kỳ thi này.

Tuy nhiên, bản thân em cũng như gia đình có nguyện vọng để em tiếp tục dự thi để xét tuyển vào trường Đại học kinh tế TP.HCM.

“Trước nguyện vọng của gia đình em, chúng tôi rất chia sẻ và cố gắng tạo mọi điều kiện để em có thể tham dự kỳ thi. Nhưng điều khiến chúng tôi lo lắng là sức khỏe của em. Chúng tôi cũng khuyên gia đình nên cân nhắc kỹ, theo dõi sức khỏe của em vào ngày mai để có thể xử lý kịp thời. Hiện chúng tôi cũng đã sắp xếp, bố trí thêm lực lượng y tế để hỗ trợ em khi em vẫn tiếp tục dự thi”, ông này nói.

Theo thống kê, năm nay TP.HCM có 71.045 thí sinh đăng kí dự thi, trong đó có 62.625 thí sinh đang học tại các trường THPT và 8.420 thí sinh học tại các trung tâm GDTX và thí sinh tự do.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.