Có điều kiện mà 'xù' nợ, sẽ bị tội

Tuy nhiên, chỉ khi người vay có dấu hiệu phạm tội (sau khi lấy được tài sản đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hay bỏ trốn, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản) thì cơ quan công an mới xử lý hình sự, còn lại là chuyển sang giải quyết bằng vụ kiện dân sự. Thực tế đã có không ít trường hợp người vay có điều kiện trả nợ nhưng cứ chây ỳ, mặc kệ. Người cho vay phải mất công sức, thời gian khởi kiện, hầu tòa, thắng kiện rồi cũng chưa chắc lấy lại được khoản nợ nếu người vay cố tình tẩu tán tài sản.

Để giải quyết tình trạng bất công nói trên, BLHS 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) đã bổ sung thêm một tội phạm mới trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS 2015 quy định như sau:

“Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.

Như vậy, với việc quy định cụ thể như trên, kể từ ngày 1-7-2016, người có điều kiện, khả năng trả nợ mà cố tình “xù” nợ thì sẽ bị xử lý hình sự. Đương nhiên, để không làm oan thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được họ có điều kiện, khả năng trả tài sản nhưng cố tình không trả. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm