Mua bán nhà hơn 1.000 tỉ 'là thuận mua vừa bán'

Ngày 25-5, phiên xử đại gia Hứa Thị Phấn (71 tuổi, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT TrustBank, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng các đồng phạm bị truy tố về hai tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tiếp tục phần tranh luận.

Đáng chú ý là xoay quanh tình tiết mua bán lòng vòng căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Bà Phấn và đồng phạm bị cáo buộc nâng khống giá trị căn nhà trên bán lại cho ngân hàng Đại Tín chiếm đoạt hơn 1.105 tỉ đồng.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Sơn Nam (Nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín) trình bày các bị cáo đều nhận thức mục đích mua bán căn nhà trên là sử dụng làm trụ sở ngân hàng. Đây là mục đích hoàn toàn hợp pháp, mang lại lợi ích cho chính ngân hàng.

Ngoài ra, tại thời điểm đó, NHNN đã chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 5.000 tỉ đồng. Vì vậy, các bị cáo mới ký mua bán căn nhà này. Các bị cáo tin tưởng rằng với việc chấp thuận tăng vốn điều lệ thì việc mua tài sản là hợp lý. Hơn nữa việc mua sắm đã được cổ đông chấp thuận.

Bị cáo Hoàng Văn Toàn (đeo kính, chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín) và bị cáo Trần Sơn Nam 

Các luật sư cũng phân tích, khi Thanh tra NHNN vào kiểm tra có phát hiện tài khoản mua sắm tài sản cố định khi mua căn nhà tăng từ 2.300 lên 3.600 tỉ trong khi vốn điều lệ chỉ hơn 3.000 tỉ đồng. Thanh tra NHNN đã xử phạt Ngân hàng Đại Tín 154 triệu đồng, trong đó có phạt mua tài sản vượt quá 20% vốn điều lệ 20 triệu đồng.

Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu đưa căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch hạch toán vào tài sản cố định, có nghĩa là đồng ý đưa vào tài sản của Ngân hàng Đại Tín, thuộc sở hữu của ngân hàng. Các luật sư đề nghị HĐXX xem xét về việc hành vi ký mua bán căn nhà đã bị xử lý hành chính rồi nhưng lại bị đưa ra xem xét lần nữa.

Liên quan đến hành vi vi phạm khi mua bán căn nhà trên không thông qua Đại hội đồng cổ đông, luật sư cho biết thực chất đã có văn bản ủy quyền của cổ đông về việc mua bán căn nhà. Hơn nữa, do bà Phấn nắm giữ gần 85% cổ phần của ngân hàng nên bà có quyền ủy quyền mua căn nhà này.

Luật sư của bị cáo Bùi Thị Kim Loan (VKS xác định là trợ thủ đắc lực của bà Phấn) đặt nghi vấn con số chiếm đoạt 1.105 tỉ đồng từ việc mua căn nhà trên tiền đâu mà có. 

hua-thi-phan

Luật sư của bị cáo Loan

Nếu như căn cứ vào cáo trạng, tại thời điểm xảy ra chiếm đoạt, khách thể chưa tồn tại thì lấy đâu ra hành vi chiếm đoạt.

Tại thời điểm 5-2017 thì khách thể mới xuất hiện đó là Ngân hàng CB thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Lý do gì mà Ngân hàng CB không yêu cầu bồi thường mà đòi hoàn trả, bởi Ngân hàng CB thực chất không có thiệt hại.

Trong các phiên tòa trước đây, luật sư yêu cầu cung cấp hồ sơ biến động của căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch nhưng không được chấp nhận. Do đó luật sư cho rằng không có hành vi chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi khách quan, là trường hợp thuận mua thuận bán.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm