Bà Tortajada từng làm việc ở nhiều nước châu Phi, châu Á, Nam-Bắc Mỹ, châu Âu về các chính sách về nước và môi trường.
Trong một bài viết ngày 7-6, bà Tortajada cho biết với địa hình gần 3/4 đất đai là đồi núi, Nhật hoàn toàn có thể phải hứng lũ lụt nghiêm trọng nếu hứng một lượng mưa lớn đặc biệt trong một số thời điểm trong năm, như trong mùa mưa từ tháng 6-7 và trong mùa bão từ tháng 8-9.
Để đối phó, Nhật cần cải thiện chính sách, luật quản lý rừng, quản lý nước, chính phủ và người dân phải thật sự quan tâm và ưu tiên lĩnh vực này. Đến giờ này đây chỉ mới dừng lại ở sự tuyên truyền trên truyền thông chứ chưa được nghiên cứu thực hiện thực sự. Không chỉ phát triển rừng, Nhật cũng phải song song xây thêm đập ngăn nước. Rừng không thay thế được vai trò các đập ngăn nước và ngược lại, mà bổ sung nhau. Bên cạnh đó không thể bỏ qua công tác phát triển hạ tầng kháng lũ lụt, phát triển hệ thống thoát nước. Những việc này thật sự cấp thiết trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi khắc nghiệt. Theo chuyên gia Tortajada, những điều này không chỉ cần thiết cho Nhật mà cho cả các nước châu Á khác. Các nước cần bắt tay càng sớm càng tốt vào quản lý rừng, nước, quản lý hạn hán và lũ lụt, nâng cao nhận thức công về nguy cơ thảm họa, giáo dục về ngăn chặn thảm họa.