Bộ Y tế giảm 25.362 người hưởng lương ngân sách trong 2 năm

Tại buổi tập huấn chuyên đề cung cấp thông tin y tế năm 2018 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết trong hai năm 2017, 2018 số đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Bộ giảm 25.362 người (của 24 bệnh viện), tiền lương phải chi khoảng 2.127 tỉ đồng/năm.

Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cũng cho hay hiện nay có bốn nội dung là tự chủ chi thường xuyên; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ về trách nhiệm tài chính.

Về nội dung thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, theo báo cáo của 22 sở y tế và 16 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, ngành Y tế triển khai khoảng 810 đề án liên doanh, liên kết với tổng số vốn là 4.282 tỉ đồng, trong đó các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế triển khai 185 đề án, gồm 100 thiết bị về chẩn đoán hình ảnh (54,05%); 29 thiết bị xét nghiệm… với tổng số vốn đầu tư là 2.28,36 tỉ đồng gồm vốn của nhà đầu tư là 2.043,41 tỉ đồng, huy động vốn của cán bộ, viên chức.

Với nội dung tự chủ chi thường xuyên, theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế quản lý, trong năm 2017, 2018 do thực hiện được giá dịch vụ có tiền lương nên đã chuyển 12 bệnh viện từ nhóm tự đảm bảo chi thường xuyên sang nhóm đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên. Số đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm 25.362 người (của 24 bệnh viện), tiền lương phải chi khoảng 2.127 tỉ đồng/năm.

Đối với các địa phương, số thống kê chưa đầy đủ của 45 tỉnh/thành phố cho thấy so với ngân sách cấp cho các bệnh viện năm 2016, năm 2017 giảm khoảng 4.850 tỉ đồng; năm 2018 giảm 7.150 tỉ đồng. Các tỉnh, thành phố có số giảm nhiều như TP.HCM giảm khoảng 1.200 tỉ đồng, Thái Nguyên giảm khoảng 170 tỉ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỉ đồng, Hà Tĩnh 185 tỉ đồng; Bình Định là 110 tỉ đồng.

Bà Nguyễn Minh Nga, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế

Với nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn, bà Nguyễn Minh Nga, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết các cơ sở khám chữa bệnh đã chủ động được nhiều giải pháp để phát triển chuyên môn kỹ thuật như ưu tiên kinh phí, huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp hạ tầng, buồng bệnh khang trang, thiết bị đổi mới. Đa số bệnh viện tuyến huyện đã triển khai được khoảng 75%, các bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai được khoảng 90% các kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế; nhiều bệnh viện đã triển khai được 100% kỹ thuật theo phân tuyến và triển khai được một số kỹ thuật của tuyến trên.

Trong thực hiện tự chủ bộ máy, biên chế, nhân sự theo bà Nga, việc cho phép các đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động được tự quyết định số lượng người làm việc đã tạo điều kiện cho các đơn vị quyết định và tuyển dụng được nhân sự chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực để phục vụ cho các hoạt động với chất lượng ngày càng được nâng cao. Các đơn vị đã tổ chức sắp xếp lại nhân sự, bố trí công việc một cách khoa học, một người có thể làm nhiều việc, từng bước đảm bảo phân công công việc đúng người, đứng việc, đúng sở trường.

Cũng theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, việc thực hiện xã hội hóa, liên doanh, liên kết đầu tư làm thay đổi nhận thức của nhiều đơn vị, không trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước mà chủ động huy động các nguồn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở, trang thiết bị để phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, nhất là các đối tượng có khả năng chi trả, hạn chế người bệnh ra nước ngoài chữa bệnh.

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?

Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?

(PLO)- Chi phí điều trị bệnh không hề rẻ, có thể lên đến hàng chục triệu đồng, đặc biệt với gia đình có người già và trẻ nhỏ – nhóm nguy cơ cao. Nếu nhiều thành viên cùng nhiễm bệnh, áp lực tài chính càng lớn. Vậy sẽ như thế nào nếu mỗi gia đình đều có một “sổ tiết kiệm sức khỏe” - một giải pháp mới giúp tiết kiệm chi phí điều trị.