Lộ bằng chứng TQ lại ‘xây’ thêm đảo mới tại Trường Sa

Hình ảnh này cho thấy, đã có một hòn đảo “mọc lên” trên bãi Đá Lạc của Việt Nam (tên quốc tế là Gaven Reefs). Bãi đá này được Philippines gọi là Burgos Reefs, còn Trung Quốc thì tự đặt tên là Nanxun Jiao và Xinan Jiao.

Trung Quốc trước đó đã xây dựng một công trình bằng bê tông ở phía tây bãi đá. Công trình này còn được trang bị thêm hệ thống thông tin liên lạc, các súng phòng không và chống hạm. 

 So sánh ảnh chụp từ vệ tinh ngày 31-3 và ngày 7-8, một hòn đảo mới đã “mọc lên” tại bãi Đá Lạc (Nguồn: IHS Jane's)

Lộ bằng chứng TQ lại ‘xây’ thêm đảo mới tại Trường Sa ảnh 2
 Tàu hút bùn lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc, Tian Jing Hao

Tuy nhiên, ảnh chụp vệ tinh của trung tâm Quốc phòng và Vũ trụ Airbus chụp vào ngày 31-3 và 7-8 cho thấy, một hòn đảo đã bất ngờ mọc lên với kích thước từ 300m đến 250m. Diện tích dất nhân tạo mới xây được xác định vào khoảng 114.000 m2.

Không những thế, tương tự như ở các bãi đá Gạc Ma (Johnson South) và Châu Viên (Cuateron), Trung Quốc cũng đã xây dựng các đê bao bằng bê tông vây kín khu vực này.

Việc nạo vét và cải tạo ở đảo Đá Lạc có khả năng được thực hiện bằng Tian Jing Hao, một tàu hút bùn hơn 6.017 tấn, dài 127m, được cho là tàu hút bùn lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương. IHS Jane's trước đó từng đưa tin Tian Jing Hao xuất hiện ở Đá Lạc từ ngày 24/5 đến 15/6.

Phân tích từ hình ảnh chụp ngày 7-8, tờ IHS Jane's đánh giá tiến độ “mọc” của hòn đảo này không nhanh như những gì Trung Quốc từng làm tại Johnson South và Cuateron. 

Hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu Trung Quốc xây dựng xong cầu tàu hay đặt nền móng xây nhà tại hòn đảo. Tuy nhiên, có thể xác định được sự hiện diện của các doanh trại quân đội, các công-ten-nơ và vật liệu xây dựng trên hòn đảo.

Các bức tường biển tại các bãi Đá Lạc, Johnson South và Cuateron cho thấy Trung Quốc đang ưu tiên hoàn tất công tác chống bão tại các đảo nhân tạo trước khi bắt tay vào việc xây dựng các đường băng tại Biển Đông.
Biện hộ cho các hành động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại một số đảo trên Biển Đông, phát ngôn viên bộ ngoại giao nước này, trong buổi họp báo hồi 9-9, bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố “các công trình này nhằm cải thiện các điều kiện làm việc và sinh sống của người dân trên đảo”. Thế nhưng, khi phóng viên quốc tế hỏi “đảo mới xây không hề có người ở thì không thể nói là cải thiện điều kiện sinh sống và làm việc?”, bà Hoa Xuân Oánh đã từ chối trả lời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm