Nợ công tăng cao, con cháu sẽ oán giận

Đó là cảnh báo được Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Huỳnh Ngọc Sơn đưa ra tại phiên thảo luận tổ Quốc hội về kinh tế-xã hội năm 2015 và phương hướng năm 2016 diễn ra vào ngày 22-10.

Ông Sơn cho rằng nợ công trong nhiều năm qua tiếp tục tăng và tiến sát đến giới hạn mà Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Chính phủ lại đề xuất kế hoạch phát hành 3 tỉ USD trái phiếu quốc tế; do vậy các đại biểu QH nên cân nhắc trước đề xuất này.

Ông Sơn không quên nhắc lại trước đây Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế hàng trăm triệu USD, sau đó để cho Vinashin sử dụng và gây ra hậu quả mất vốn. “Bài học vẫn còn đó nên tôi đề nghị cần phải thận trọng” - phó chủ tịch QH cảnh báo.

Cùng chung mối lo này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu quan điểm, năm nào Chính phủ và Bộ Tài chính cũng báo cáo nợ công nằm trong ngưỡng an toàn. Vậy nhưng con số này gia tăng qua từng năm từ mức 47-48% GDP và hiện nay đã lên hơn 60%. Cứ mỗi lần số liệu nợ công tăng lên, Chính phủ lại đề xuất nâng ngưỡng giới hạn. “Chính phủ cần làm rõ với đại biểu QH và cử tri đâu là con số an toàn chính xác” - bà Thúy nêu vấn đề.

Theo vị đại biểu này, các nước có số liệu nợ công cao nhưng họ vay có kế hoạch và khả năng trả nợ rõ ràng, còn Việt Nam vay để đáo hạn là vô cùng đáng lo. “Nợ công cũng giống như một gia đình vay tiền mua sắm cho bằng bè bằng bạn và vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh. Do vậy, tôi đề nghị Chính phủ làm rõ vấn đề nợ công, tránh tình trạng đời này vay nợ, đời sau trả nợ” - bà Thúy nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm