Tượng đài đang xây có nguy cơ đổ sụp xuống sông

Tỉnh Bến Tre vừa có công văn giao Sở Xây dựng tổ chức giám định, đánh giá sự cố công trình và đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý, khắc phục tượng đài chiến thắng ở ngã ba sông thuộc xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm vì bị sạt lở nghiêm trọng. Đây là công trình đang giai đoạn nghiệm thu, sắp xong thì có nguy cơ đổ sụp xuống sông.

Sau 30 năm tồn tại, công trình tượng đài nêu trên bị xuống cấp, tỉnh giao cho Sở VH-TT&DL xây dựng lại mới khu tượng đài, tổng kinh phí là 1,7 tỉ đồng. Sau khi khảo sát lập dự án, tháng 10-2016, liên danh hai công ty xây dựng khởi công xây mới công trình. Đến tháng 6-2017, trong quá trình nghiệm thu công trình thì khu đất 1.400 m2 nơi đặt tượng đài sạt lở.

Công trình di tích lịch sử đang xây dở dang đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Theo ghi nhận, nền đất ven sông Giồng Trôm và sông Hương Điểm tiếp giáp công trình bị sạt lở, ăn sâu vào khoảng 3 m. Một phần tường bó của nền công trình phía ven sông Hàm Luông đã bị sạt lở gần như hoàn toàn, có chiều dài khoảng 25 m, ăn sâu vào khoảng 1 m. Hiện công trình tiếp tục sạt lở, có nguy cơ sẽ đổ sụp xuống sông. Chủ thầu xây dựng đã dùng cừ tràm và gỗ dừa đóng xuống sông bao chắn nhưng sạt lở vẫn tiếp diễn.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa (62 tuổi, nhà ở sát khu tượng đài): Khi chính quyền chọn địa điểm trên xây khu tượng đài mới, người dân đã cảnh báo tình hình sạt lở rất nghiêm trọng nhưng họ phớt lờ.

Theo người dân, khu vực “mõ doi” từng bị sạt lở, vài năm trở lại đây càng nghiêm trọng hơn. Lý do lưu lượng ghe tàu khu vực ngày càng nhiều cộng với sự thay đổi dòng chảy, mỗi năm sạt lở lấn sâu vào khoảng 10 m.

Nói về công trình đang có nguy cơ đổ sụp, ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bến Tre, cho biết: Trước khi thực hiện công trình, Sở có mời đơn vị khảo sát địa chất, thủy lợi nhưng thời điểm đó dòng chảy chưa xoáy sâu vào khu vực này. Khi thi công sắp hoàn thành thì bị xói lở mạnh làm công trình bị sạt lở nghiêm trọng. “Sắp tới, Sở VH-TT&DL tỉnh sẽ mời chuyên gia thủy lợi đến khảo sát và tìm giải pháp cấp bách để ngăn dòng chảy bằng biện pháp sẽ dùng nhiều đá cho vào lưới thả xuống sông tiếp giáp mặt công trình, ngăn dòng chảy xâm thực. Đồng thời đề xuất chủ trương xin kinh phí của tỉnh cho kè lại công trình trên” - ông Phương cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng không dám chắc công trình có đứng vững hay không.

Từ năm 1967 đến giữa 1969, các chiến sĩ của đội “săn tàu” Bến Tre đã bắn chìm và làm cháy 167 tàu trên sông Giồng Trôm. Trong đó có một tiểu đội pháo hạm, phá hủy năm khẩu pháo, bắn rơi bảy máy bay trực thăng, cháy tám xe quân sự

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy