Chính thức chấm dứt cho tìm kiếm kho báu 4.000 tấn vàng Núi Tàu

Một khu vực được đào lên ở Núi Tàu để tìm kho báu - Ảnh: GIA BÌNH
Một khu vực được đào lên ở Núi Tàu để tìm kho báu - Ảnh: GIA BÌNH

Tỉnh ủy Bình Thuận đã ra thông báo thống nhất chủ trương chấm dứt việc thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong).

Đồng thời, yêu cầu gia đình ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, ngụ TP.HCM, chủ đầu tư thăm dò) hoàn thổ, khôi phục lại môi trường tại khu vực đã tác động thăm dò theo cam kết.

Quyết định trên đã chính thức kết thúc hành trình trên 20 năm đi tìm kho báu nghi chôn giấu ở Núi Tàu của ông Trần Văn Tiệp. Tỉnh Bình Thuận trước đó cũng đã nhiều lần gia hạn cho hoạt động thăm dò "kho báu".

Các cơ quan chức năng của Bình Thuận đã có báo cáo cho lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định không có một dấu hiệu nào cho thấy có tài sản bị nghi chôn giấu ở Núi Tàu, mặc dù các đơn vị thăm dò đã đào đất, khoan và nổ mìn theo phương pháp hiện đại.

Ông Trần Văn Tiệp (bìa trái) trong một lần xem xét quá trình tìm kho báu - Ảnh: GIA BÌNH
Ông Trần Văn Tiệp (bìa trái) trong một lần xem xét quá trình tìm kho báu - Ảnh: GIA BÌNH

Giai đoạn 1993 đến tháng 10-2011, ông Trần Văn Tiệp và một số cộng sự tổ chức thăm dò, đầu tư nhiều tiền của để tìm manh mối về kho báu nghi chôn giấu tại đây.

Ông Trần Văn Tiệp tin vào câu chuyện có khoảng 4.000 tấn vàng do một vị tướng lãnh người Nhật Bản chôn giấu ở Núi Tàu trong thế chiến thứ 2.

Đến ngày 10-10-2011 UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại Núi Tàu này. Việc thăm dò được thực hiện trong 9 tháng (từ ngày 10-10-2011 đến 10-7-2012).

Ông Trần Văn Tiệp đã ký quỹ 500 triệu đồng gửi vào kho bạc Nhà nước Bình Thuận để chuẩn bị cho việc hoàn thổ sau khi kết thúc việc thăm dò.

Tổ giám sát của tỉnh Bình Thuận thường xuyên giám sát thực địa, kiểm tra hiện trường và hướng dẫn đơn vị thăm dò làm đúng theo kế hoạch và tiến độ thi công của phương án được duyệt.

Ông Trần Văn Tiệp còn mời cả một nhà ngoại cảm định vị các điểm khoan thăm dò. Đồng thời, mời tiến sĩ Vũ Văn Bằng, là kỹ sư nghiên cứu địa chất làm việc tại Công ty CP nghiên cứu môi trường Tia Đất (Hà Nội), dùng máy đo bức xạ điện từ trường để khảo sát.

Tiếp đó UBND tỉnh Bình Thuận cho gia hạn thời gian thăm dò đến ngày 10-10-2012 sau quá trình tìm kiếm không thấy kho báu.

Sau đó hoạt động thăm dò kho báu lần thứ 2 được cho gia hạn đến hết ngày 30-6-2013.

Lần thứ 3 cho gia hạn kéo dài thêm 1 năm nữa, đến 31-12-2014 và đơn vị thăm dò đã cho nổ mìn công nghiệp 7 đợt, tổng số lượng thuốc nổ là 1.889kg, khối lượng đất đá được múc lên 610m3 từ các hố nổ mìn.

Hết thời hạn trên không thấy gì, gia đình ông Trần Văn Tiệp vẫn xin cho gia hạn nữa, nhưng các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận khẳng định không có kho báu tại đây.

Đến nay, Tỉnh ủy Bình Thuận đã đưa ra quyết định cuối cùng chấm dứt việc thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại Núi Tàu.

Một cán bộ tham gia giám sát quá trình thăm dò nhận định việc thăm dò kho báu chỉ là niềm tin của ông Trần Văn Tiệp.

Trong suốt quá trình tìm kiếm kho báu trên, tỉnh Bình Thuận cũng đã cử ra một tổ công tác chuyên thực hiện việc giám sát hoạt động thăm dò.

Theo NGUYỄN NAM/TTO

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tập đoàn Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi ‘Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á’

Tập đoàn Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi ‘Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á’

(PLO)- Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 đô la Canada, cuộc thi kêu gọi các startup, tổ chức, cá nhân… đóng góp những giải pháp về củng cố nền tảng tài chính trong dài hạn, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời tại châu Á.

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

(PLO)- Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ người có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào Công giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và hoạt động từ thiện xã hội đã qua đời ở tuổi 89.

Những sơn nữ giữ rừng Trường Sơn

Những sơn nữ giữ rừng Trường SơnLENS

(PLO)- Hàng ngày, những người phụ nữ ở rừng Trường Sơn vượt suối, băng rừng đối diện với muôn vàn những khó khăn để giữ rừng được xanh tươi.

Thầy trò Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một giờ thực hành tại trường. Ảnh: NHƯ QUỲNH

Trải thảm đỏ 'săn' giảng viên giỏi

(PLO)- Để thu hút giảng viên giỏi, nhiều trường ĐH công lập sẵn sàng thưởng ngay 100-500 triệu đồng cho ứng viên đặc biệt trúng tuyển, chi hàng chục tỉ đồng cho tiến sĩ mới làm nghiên cứu.