Phòng thi 14 giám thị!

Kỳ kiểm tra đã bắt đầu từ ngày 16 và sẽ kéo dài đến hết 22-12. Đây cũng là năm đầu tiên trường này thí điểm mô hình kiểm tra chung hai khối tại phòng đa năng với 330 em dự thi, trong đó học sinh (HS) khối 9 là gần 200 em.

Phòng thi bố trí nhiều dãy bàn ghế với sức chứa khoảng 350 chỗ ngồi. Mỗi môn sẽ có 12-14 giám thị được huy động để làm công tác coi thi, giám sát HS trong và ngoài phòng thi.

Quang cảnh buổi kiểm tra chung đầu tiên vào ngày 16-12 vừa qua tại phòng đa năng với hơn 300 học sinh.

Nói về cách triển khai mới này, thầy Nguyễn Hồ Trung, tổ trưởng chuyên môn của trường và cũng là người điều hành kỳ kiểm tra này, cho biết trường muốn thí điểm cách làm này với mong muốn có được kỳ kiểm tra đảm bảo tính nghiêm túc hơn so với cách tổ chức ở từng phòng học. Trường cũng muốn rèn luyện cho các em tinh thần trung thực và nghiêm túc, hạn chế gian lận trong thi cử.

“Mặc dù mới lạ nhưng qua buổi kiểm tra đầu tiên cuối tuần qua cho thấy các em không quá bỡ ngỡ. HS làm bài nghiêm túc, mọi công tác chuẩn bị đều khá suôn sẻ và kỹ lưỡng, từ phát đề và thu bài làm, quan sát HS trong phòng và HS ra vào trong khi làm bài... Nhà trường sẽ có đánh giá cụ thể giữa hai hình thức cũ và mới để có kế hoạch tiếp theo” - thầy Trung nói.

Theo thầy Trung, ngoài kiểm tra tập trung, phòng đa năng này cũng dành để tổ chức kiểm tra tiếng Anh theo trình độ cho HS toàn trường. Đây cũng là cách tổ chức học tiếng Anh mới của trường. Ngoài chương trình tiếng Anh của Bộ GD&ĐT, HS toàn trường sẽ được khảo sát năng lực để xếp lớp theo trình độ khung năng lực như A1, B1... Những em cùng trình độ sẽ được học và kiểm tra chung với nhau.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Thầy trò Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một giờ thực hành tại trường. Ảnh: NHƯ QUỲNH

Trải thảm đỏ 'săn' giảng viên giỏi

(PLO)- Để thu hút giảng viên giỏi, nhiều trường ĐH công lập sẵn sàng thưởng ngay 100-500 triệu đồng cho ứng viên đặc biệt trúng tuyển, chi hàng chục tỉ đồng cho tiến sĩ mới làm nghiên cứu.