30 họa sĩ vẽ cảnh thiên nhiên trong 35 tác phẩm văn học nổi tiếng Việt Nam

(PLO)- Đọc sách, chúng ta thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, chúng ta trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 20-4, chào mừng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 - 2023, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức sự kiện giao lưu ra mắt sách Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương.

Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương là artbook tập hợp các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông viết về cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam kết hợp với những bức tranh được các họa sĩ hiện đại sáng tác. Sách gồm 35 trích đoạn thơ, truyện ngắn của các tác giả Việt Nam từ trung đại đến hiện đại.

Sách gồm các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông viết về cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam. Ảnh: KIM ĐỒNG.

Sách gồm các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông viết về cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam. Ảnh: KIM ĐỒNG.

Chị Hoàng Kiều Nga, biên tập cuốn sách kỳ vọng, cuốn sách không chỉ là phương thức để hỗ trợ cho việc học ở trên trường mà là một góc nhìn mới để cảm nhận cảnh đẹp của đất nước mình.

Có mặt tại buổi giao lưu, Tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Thị Ngọc bày tỏ, việc đặt trang trọng tác phẩm văn học bên cạnh là một bức tranh ngay lập tức thúc đẩy chúng ta đọc chậm và đọc kỹ, ngoài ra cách chúng ta đọc so với cách đọc văn bản trên sách giáo khoa cũng khác nhau.

Họa sĩ Trương Văn Ngọc cho rằng, thiên nhiên vốn dĩ đã hiền hòa và nhiều phong cách nên trong cuốn sách cũng có nhiều phong cách hội họa khác nhau, trong đó mỗi họa sĩ có cách tiếp cận tâm lý đối tượng làm sao cân bằng và hài hòa nhất.

35 tác phẩm văn chương dẫn lối bạn đọc đi đến các miền đất trên khắp dải đất hình chữ S thân yêu. Nhờ có văn chương, bạn đọc có khả năng đặt chân đến những nơi chốn mình chưa từng được tới.

“Chúng ta thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, chúng ta trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến nhờ những câu thơ của Quang Dũng, chúng ta ghi nhớ dáng hình của sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân...”- đại diện nhóm biên soạn cho biết.

Theo các khách mời, việc đặt trích đoạn bên cạnh một bức tranh khiến việc đọc trở nên thú vị, trực quan hơn. Ảnh: VIẾT THỊNH

Theo các khách mời, việc đặt trích đoạn bên cạnh một bức tranh khiến việc đọc trở nên thú vị, trực quan hơn. Ảnh: VIẾT THỊNH

Những vùng đất qua ngòi bút văn chương mang cách nhìn, tình cảm, sự tưởng tượng và sáng tạo của mỗi tác giả. Vì thế, các tác phẩm văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung luôn đưa chúng ta đi xa hơn những gì mình thấy hằng ngày. Hội họa tiếp bước những áng văn để tiếp tục hành trình đó, cho người đọc cách nhìn và cảm nhận khác hơn, giàu có hơn về những miền đất trên quê hương mình.

Gần 30 họa sĩ với sự đa dạng của phong cách, thủ pháp, chất liệu đã chuyển hóa ngôn ngữ xúc cảm văn chương thành ngôn ngữ hình ảnh của nghệ thuật thị giác. Đó là những bức tranh phong cảnh màu nước hay acrylic, bột màu hay sơn dầu, tranh khắc gỗ hay kĩ thuật số… Mỗi tác giả một phong cách: lãng mạn của Trương Văn Ngọc, ấn tượng của Chu Hồng Tiến, hùng tráng của Vũ Xuân Hoàn… Tất cả hòa chung giai điệu ngợi ca vẻ đẹp Tổ quốc.

Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương trải rộng tấm bản đồ cảnh sắc quê hương phong phú và rực rỡ, cho mỗi chúng ta thêm yêu, thêm tự hào.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm