50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG

50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG ảnh 1

TS. Lê Thành Long - Trưởng ban Quan hệ đối ngoại ĐHQG phát biểu khai mạc chương trình giao lưu.


Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, TS. Lê Thành Long - Trưởng ban Quan hệ đối ngoại ĐHQG bày tỏ lòng cảm ơn các phóng viên quốc tế đã dành thời gian, tình cảm đến giao lưu, chia sẻ với giảng viên, sinh viên ĐHQG về các vấn đề giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG ảnh 2
Các phóng viên quốc tế tại buổi giao lưu.

Mở đầu chương trình giao lưu là câu hỏi của phóng viên xoay quanh việc ĐHQG, bên cạnh đào tạo các ngành về tự nhiên, khoa học, không biết có đào tạo các ngành văn hóa ví dụ như nhạc, kịch... TS. Nguyễn Khắc Cảnh - Phó Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV cho biết: “Hiện nay, ĐHQG TP.HCM là hệ thống đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Chúng tôi đang đào tạo, nghiên cứu gồm 5 lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật công nghệ, các ngành thuộc khối khoa học kinh tế luật, khoa học về sức khỏe”.

50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG ảnh 3

TS. Nguyễn Khắc Cảnh - Phó hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV giải đáp thắc mắc của một phóng viên quốc tế về các ngành đào tạo của ĐHQG TP.HCM.

Mức học phí sinh viên phải đóng trong một năm học cũng như các trường đại học trong khối ĐHQG có cấp học bổng cho các sinh viên nghèo, vượt khó, học giỏi được sự quan tâm của các phóng viên. TS. Nguyễn Quốc Chính - Trưởng ban đại học, sau đại học ĐHQG TP.HCM nêu rõ, ĐHQG là đại học công lập cho nên được sự hỗ trợ rất nhiều, mức học phí sinh viên phải đóng dao động từ 6-8 triệu/năm. Đồng thời, ĐHQG cũng thành lập một Qũy phát triển, vận động sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG ảnh 4

TS. Nguyễn Quốc Chính - Trưởng ban đại học, sau đại học ĐHQG TP.HCM giải đáp thắc mắc về học phí, học bỗng dành cho sinh viên.

Bạn Trần Lê Thúy Vy - sinh viên khoa Báo chí, trường ĐH KHXH&NV đặt vấn đề cho các phóng viên quốc tế về cảm nhận của các phóng viên khi đến và tác nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM. “Sau 20 năm trở lại TP.HCM, tôi thật sự cảm thấy choáng ngộp về sự phát triển mạnh mẽ của thành phố, tôi thấy rất ấn tượng về kinh tế Việt Nam cũng như sự nỗ lực của người dân Việt” - một phóng viên quốc tế nói.

50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG ảnh 5

Phóng viên hãng thông tấn Reuters đặt câu hỏi cho giảng viên và sinh viên ĐHQG TP.HCM.

Nói về những kỷ niệm khó quên trong quá trình tác nghiệp tại chiến trường Việt Nam. Phóng viên hãng thông tấn Reutuer chia sẻ:“Đối với chúng tôi, những người phóng viên thì không có vũ khí gì trong tay, chỉ có mong muốn là đưa tin đến cho độc giả. Trong số đó, có 2 đồng nghiệp của chúng tôi từng bị bắn chết. Đó là kỷ niệm mà tôi và các đồng nghiệp không bao giờ quên được”.

50 phóng viên quốc tế giao lưu với giảng viên, SV ĐHQG ảnh 6

Sinh viên khoa Quan hệ quốc tế, trường ĐH KHXH&NV đặt câu hỏi cho các phóng viên.

Kết thúc chương trình, TS. Nguyễn Khắc Cảnh - Phó Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV cũng giải đáp thắc mắc của một phóng viên quốc tế trong việc đào tạo môn Triết học Mác - Lê-Nin tại các trường đại học. Ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn được xác định là nền tảng tư tưởng cho nên trong các trường đại học, cao đẳng đều có giảng dạy và ngày càng được đổi mới. Riêng ĐHQG, chúng tôi chia làm 2 chương trình đào tạo. Một chương trình chuyên về Triết học Mác - Lê-Nin, một chương trình đào tạo chung cho sinh viên các ngành khác. Trong chương trình chung đã có sự tích hợp 3 môn: Triết học Mác, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học thành một môn chung có tên là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm