1. 10 phút lập “kế hoạch cuộc đời”
Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. - Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu ôn thi của mình:
+ Bạn định chọn vào trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?
- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó.
Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
Khoa học đã chứng minh rằng nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó.
2. Chọn thời điểm và không gian yên tĩnh
Bạn cần một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào để dễ dàng tập trung hơn. Nên ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng.
3. Không thức đêm nhiều, học buổi sáng là tốt nhất
Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.
Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các bạn có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu.
4. Ngủ không đủ sẽ làm não bộ hoạt động kém hơn bình thường
Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng tám tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất.
5. Tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi một ngày, rồi một tuần và một tháng.
6. Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map
- Ghi thành dàn bài.
- Nhẩm trong óc.
- Ghi ra giấy: Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, tránh ghi rườm rà, dư thừa. Bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.
Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết).
Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:
- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...
Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình.
7. Hạn chế nghe nhạc trong khi học, trừ nhạc Baroque
Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque (là một phong cách âm nhạc phương Tây, được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1600 đến 1750) để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng Anh hiệu quả từ ba năm xuống còn ba tháng.
Tất nhiên nếu bạn là một người "nhạy cảm" với âm thanh khi học thấy không hiệu quả hoặc không tập trung được thì tốt nhất không nên nghe loại nhạc nào hết.
8. Không học khi vừa ăn xong
9. Kết hợp giải lao vận động nhẹ nhàng như đi dạo, đạp xe, chơi hoặc vài động tác yoga nhẹ nhàng