Theo đó, nhóm GX đã có 11 trường ĐH tham gia là trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Ngoại thương, ĐH Thủy lợi, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, Học viện Ngân hàng và ĐH Thăng Long.
Trong các trường này, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đảm nhiệm vai trò chủ trì thực hiện Đề án tự chủ tuyển sinh nhóm trường (còn gọi là đề án tuyển sinh riêng của nhóm GX).
Đề án tuyển sinh riêng là cơ sở để thực hiện một phương thức xét tuyển chung dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 trên tinh thần tự nguyện và cam kết tham gia của một số trường đại học trong khu vực Hà Nội. Phương thức tuyển sinh được xây dựng trên tinh thần tuân thủ chặt chẽ Quy chế tuyển sinh hiện hành và đề cao trách nhiệm của tất cả các trường đối với thí sinh và xã hội.
Đề án tuyển sinh nhóm GX là cơ sở để thực hiện một phương thức xét tuyển chung dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 trên tinh thần tự nguyện và cam kết tham gia của một số trường đại học trong khu vực Hà Nội.
Theo phương thức tuyển sinh của nhóm GX, thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới trong Phiếu ĐKXT (theo mẫu được thiết kế cho nhóm GX).
Thí sinh có thể sử dụng số nguyện vọng tối đa được phép của từng đợt xét tuyển (4 nguyện vọng trong đợt 1 và 6 nguyện vọng trong các đợt xét tuyển bổ sung) để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm (ví dụ trong đợt 1, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào 4 trường khác nhau trong nhóm nếu mỗi trường đăng ký 1 nguyện vọng hoặc đăng ký vào 3 trường khác nhau trong nhóm nếu đăng ký 2 nguyện vọng vào 1 trường và 2 nguyện vọng còn lại đăng ký vào 2 trường).
Ngoài ra, thí sinh có thể ĐKXT vào 1 trường trong nhóm và 1 trường ngoài nhóm GX. Tuy nhiên nếu thí sinh đã ĐKXT vào 2 trường trong nhóm ở đợt 1 hoặc 3 trường trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào trường ngoài nhóm (do vượt số trường tối đa được phép ĐKXT theo quy định của Quy chế tuyển sinh)…
Theo Ngân Anh/VNN