Có giám đốc kỹ thuật (GĐKT) mới Peter de Roo, LĐBĐ Malaysia (FAM) quyết định xây dựng “bộ gene ADN” cho bóng đá Malaysia và quyết đi theo con đường “Malaysia football way”.
Ông Peter de Roo (giữa) - tân GĐKT bóng đá Malaysia.
Chân ướt chân ráo đến Malaysia với vai trò làm GĐKT cho FAM, nhưng ông Roo đã có những buổi nói chuyện đầy thuyết phục với các ban chuyên môn của FAM. Và họ quyết định xây dựng “gene” di truyền cho bóng đá Malaysia.
Thực chất chuyện xây dựng gene di truyền, hay nói khác đi là xây dựng lối chơi truyền thống xuyên suốt các cấp độ đội tuyển quốc gia đến CLB phù hợp tố chất con người, cầu thủ và tư duy bóng đá là chuyện không mới.
Nhiệm vụ của ông Roo đối mặt với những thách thức thành tích nóng mà vốn dĩ bóng đá Đông Nam Á hay mắc phải.
Người Nhật, người Hàn Quốc đã làm chuyện này từ lâu. Từ cấp CLB, đến các tuyến trẻ quốc gia đến đội tuyển quốc gia đều có lối chơi như nhau phù hợp với tố chất con người…và nó đòi hỏi thời gian và sự kiên trì lắm lúc nó đòi hỏi sự thách thức rất lớn của nước sở tại.
Đặc biệt với Đông Nam Á, bóng đá Đông Nam Á thì đây là vấn đề lớn, câu chuyện lớn không dễ gì cho vị GĐKT đến làm, bởi Đông Nam Á bị áp lực rất nặng từ thành tích nóng, thành tích trước mắt. Biết rằng xây dựng một “bộ gene” di truyền cho một nền bóng đá nó đòi hỏi thời gian rất dài, kiên trì, có tính đồng bộ cao và các CLB, các HLV nội lẫn ngoại phải vì cái chung rất lâu để chung tay góp sức, chứ không phải vì thành tích nóng trước mắt.
Bóng đá Malaysia muốn xây dựng thành công "bộ gene di truyền".
Song thực tế là ở cấp CLB cho đến đội tuyển quốc gia, khi một HLV ngồi vào ghế của mình bị áp lực rớt hạng, thành tích…thế là phải vận dụng đến nhiều thứ để đạt được trong đó bỏ qua các bước của xây dựng “bộ gene di truyền” cho một nền bóng đá về lâu về dài.
Chẳng hạn như cấp CLB, các HLV vì áp lực thành tích, áp lực mất việc hay áp lực thoát việc rớt hạng thì họ “đẩy” ngoại binh vào đội thật nhiều, tìm cách nhập tịch…rồi phá lối chơi để cứ…dồn bóng cho tiền đạo ngoại binh ghi bàn, giải quyết cơn khát bàn thắng…Đó là những đặc tính chung đang tồn tại ở bóng đá Đông Nam Á trước cái gọi là xây dựng “bộ gene di truyền” cho một nền bóng đá.
Các nhà chiến lược, các ban kỹ thuật và ban chiến lược của các LĐBĐ các nước Đông Nam Á không phải không nhìn ra. Từ lâu họ biết hết nhưng để thực thi đồng đội và lâu dài thì đó lại là vấn đề lớn nhất.