Tất cả ba bên, Nga, EU và Ukraine đã gặp nhau tại Brussels vào ngày 22-10 và chốt mức giá 385 đô la cho mỗi 1.000 mét khối khí đốtmà Kiev mua từ Nga từ nay đến hết tháng Ba năm sau. Tuy nhiên, trước khi Ukraine có thể bắt đầu mua khí đốt, họ cần phải trả nợ 1,45 tỷ đô.
Ukraine sẽ kiếm tiền từ đâu để trả nợ khí đốt cho Nga?
Ukraina đã không trả tiền khí đốt cho Nga trong suốt bảy tháng qua. Trong khi đó, rất khó để Ukraine sẽ tìm được một “mạnh thường quân” trong bối cảnh nợ tín dụng của đất nước này “nhiều như sao trời”, nền kinh tế đổ nát vàcòn cần đến cả tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để cứu vớt.
Vậy thì, Ukraine sẽ vay tiền từ đâu?
1. EU có thể trở thành một nhà môi giới giữa Ukraine và Nga:
Ủy viên Năng lượng EU Gunther Oettinger đề nghị: "Nếu Naftogaz (Ukraine) không thể trả tiền, một công ty châu Âu có thể mua khí đốt của Nga và sau đó bán lại cho Kiev"
Theo ông, việc giảm mức thuế “quá cảnh” đối với khí đốt của Nga cũng có thể được dùng làm một hình thức thanh toán khí đốt. Hiện Nga đang chuyển hơn 80 tỷ mét khối khí đốt sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine. Mỗi điểm trung chuyển có mức thuế suất khác nhau, từ $ 14 đến $ 45 cho mỗi 1.000 mét khối.
2. Chỉ Gazprom có thể bán cho Ukraine khí đốt của Nga, chứ không phải châu Âu.
Giám đốc điều hành của Gazprom, Aleksey Miller, rất không hài lòng với đề nghị của kiêu ngạo của Oettinger, ông tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bán khí đốt cho Ukraine thông qua một bên thứ ba."
Miller nói rằng châu Âu không thể bán khí đốt cho Ukraine, vì tất cả khí đốt được cung cấp theo hợp đồng cụ thể với mỗi quốc gia, và đi vào các điểm phân phối khác nhau.
Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine vào tháng Sáu trong một vụ tranh chấp giá cả và nợ nần. Gazprom một mực yêu cầu Kiev thanh toán 3,1 tỷ đô la rồi mới tiếp tục giao dịch.
3. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan nói rằng họ sẵn sàng trả tiền khí đốt sắp đến, chứ không trả khoản tiền 3,1 tỷ đô la nợ Gazprom:
"Chúng tôi sẵn sàng nộp tiền tạm ứng cho hợp đồng kế tiếp, nhưng vẫn chưa tìm ra cách trả khoản nợ 3,1 tỷ đô la."
Naftogaz, công ty dầu khí quốc gia của Ukraina, nợ Gazprom tổng cộng 4,5 tỷ đô la. Họ phải trả ít nhất là 3,1 tỷ đô la trước năm nay, và 1,45 tỷ trước khi họ có thể bắt đầu mua khí một lần nữa.
4. Dù bằng cách nào, Nga muốn Châu Âu sớm tìm ra cách chi trả
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak cho biết: "Tiền có thể đến từ các khoản đảm bảo của các ngân hàng hàng đầu châu Âu, các khoản vay, nguồn vốn từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển, hoặc Ủy ban châu Âu."
Theo ông Novak, Kiev sẽ mua 2 tỷ mét khối khí đốt trị giá 770 triệu đô la từ Nga. Kiev cũng sẽ chi thêm 2 tỷ đô để mua khí đốt từ các nước châu Âu khác.
Trở ngại cuối cùng trong các cuộc đàm phán cuối cùng vẫn sau quanh câu chuyện “tiền đâu”. Hôm 22-10, ông Novak tuyên bố:"Nếu châu Âu cho họ tiền, chúng tôi sẽ cho họ khí đốt".
Theo Novak, thỏa thuận này có thể được ký kết vào ngày 28-10 nếu Kiev chứng minh được năng lực chi trả cả hợp đồng mới và khoản nợ hiện nay.
5. Nga đã “nuôi nấng” Ukraina suốt những năm qua. Bây giờ đã đến lượt phương Tây.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định: "Trong trường hợp này, chính các quốc gia phương Tây phải làm chỗ dựa dẫm giúp đỡ cho Ukraine."
6. Đức không thể gánh một mình, đòi toàn châu Âu phải chung sức
Sau một cuộc họp tại Bratislava, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố: "Tất cả mọi người đều phải đóng góp". Những lần Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine vào năm 2006 và 2009 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội các nước châu Âu.
Đức phụ thuộc 25% nhu cầu năng lượng vào khí đốt của Nga. Tại Slovakia, khí đốt Nga chiếm 80 % tổng lượng khí đốt nước này. Nhiều quốc gia Tây Âu khác cũng có hoàn cảnh tương tự.
Các nước lân cận Ukraine cũng không thể tiếp tục bơm ngược khí đốt của mình về “giải cứu” cho Ukraine mãi. Việc này trái lại các hợp đồng họ đã ký kết với Gazprom. Nga có thể đe dọa cắt nguồn khí đốt hoặc yêu cầu bồi thường hợp đồng với các nước này.