Ba mẹ chồng có được đòi lại nhà đã cho?

(PLO)- Ba mẹ chồng cho vợ chồng tôi căn nhà nhưng ba mẹ vẫn đứng tên trên giấy tờ. Vậy họ có được quyền đòi lại căn nhà đã cho?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi tôi lấy chồng, ba mẹ chồng có cho vợ chồng chúng tôi căn nhà mà hiện tại mẹ con tôi đang ở. Ba mẹ chồng nói đây là quà cưới ba mẹ cho nhưng mọi giấy tờ về căn nhà thì họ vẫn giữ. Nay, chồng tôi không may qua đời. Ba mẹ chồng tôi tính đòi lại căn nhà trên bán đi để chia đều cho các em. Tôi xin hỏi ba mẹ chồng tôi có được lấy lại nhà đã cho hay không?

Bạn đọc Trọng Đức (Long An), hỏi.

Để việc cho tặng nhà có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Ảnh: NGUYỄN CHÍNH

Để việc cho tặng nhà có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Ảnh: NGUYỄN CHÍNH

Luật sư Lê Thành Công, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Theo quy định tại điều 457 Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”

Để việc cho tặng có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật về nội dung và hình thức.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.

Trong trường hợp của bạn, bạn không nêu ba mẹ chồng bạn có làm hợp đồng tặng cho hay không. Nếu, ba mẹ chồng có làm hợp đồng tặng cho thì theo Điều 459 BLDS năm 2015 quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Do đó, nếu đã ba mẹ chồng đã sang tên cho cả vợ và chồng bạn đứng tên thì ba mẹ chồng bạn không có quyền đòi lại căn nhà trên. Tuy nhiên, nếu chồng bạn không để lại di chúc liên quan đến căn nhà, ba mẹ chồng bạn vẫn được hưởng thừa kế căn nhà trên. Theo đó, một nửa căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của bạn; một nửa căn nhà sẽ chia đều cho ba chồng, mẹ chồng, bạn và các con bạn mỗi người phần bằng nhau.

Nếu ba mẹ chồng chỉ sang tên cho chồng bạn và chồng bạn không để lại di chúc thì căn nhà trên được chia đều cho ba chồng, mẹ chồng, bạn, các con bạn, mỗi người phần bằng nhau.

Trong trường hợp ba mẹ chồng bạn chỉ nói cho và chưa thực hiện công chứng, sang tên cho vợ chồng bạn thì ba mẹ chồng bạn vẫn có quyền quyết định đối với căn nhà trên.

Mua nhà giấy tay nhưng lập... di chúc tặng cho

Mua nhà giấy tay nhưng lập... di chúc tặng cho

Có người muốn bán nhà ở xã hội cho tôi nhưng họ cho biết chỉ làm giấy tay mua bán vì vướng quy định. Họ giao nhà cho tôi ở và làm di chúc tặng nhà cho tôi (nếu họ mất) để làm tin nhưng chồng tôi cản vì lỡ họ chết không chắc chúng tôi được sở hữu nhà. Có đúng vậy không?  Hằng (lytimmuadong_7879@yahoo.com) 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…