'Bản chất ngầm' của cuộc chiến Hải Dương?

Khi các giàn khoan Trung Quốc đang tiến thêm vào thềm lục địa VN, khi cả thế giới đang bàn luận về một chính sách hung hãn hơn từ Bắc Kinh, khi những bước chân đang dồn dập theo tiếng gọi non sông trên đường phố Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, khi những tranh luận gay gắt về việc kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế chưa ngã ngũ... thì có vẻ như, câu chuyện chính về biển Đông vẫn đang để ngỏ nhiều lời giải.

Câu chuyện đó có vẻ đang xoay quanh một cuộc chiến thầm lặng đang diễn ra mà tiêu điểm của nó đi ra ngoài các yếu tố quân sự đơn thuần. Điều chúng tôi muốn bàn trong phạm vi bài viết này, đó là "cuộc đấu" sức mạnh của tri thức và khoa học kỹ thuật biển, quanh chuyện giàn khoan Hải Dương 981.

Theo nguồn dẫn từ tờ Forbes, trong năm 2013 Trung Quốc đã vượt qua Đức trở thành quốc gia sở hữu số bằng sáng chế lớn thứ ba thế giới. Những bước chuyển đổi nền kinh tế từ "sản xuất tại Trung Quốc" sang "sáng chế tại Trung Quốc" đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 (2008) lên vị trí thứ 3 khi chiếm 16% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, đứng sau Mỹ (28%) và Nhật Bản (21%).

Bên cạnh đó, hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc ZTE và Huawei cũng đạt được vị trí 2 và 3 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Một trong những dấu hiệu khác cho thấy sự mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư kinh tế công nghệ chính là con số hơn 6 tỷ USD đã được Trung Quốc "đổ" vào lĩnh vực công nghệ tại Mỹ.

Tốc độ phát triển thần kỳ này xuất phát từ sự hỗ trợ của phía Chính phủ, kể từ khi các nhà lãnh đạo nước này nhận thức được rằng cần phải phát huy sức mạnh tri thức. Đặc biệt, Trung Quốc giờ đây đã gia nhập nhóm các nước có thể tự xây dựng các giàn khoan có khả năng khai thác sâu dưới lòng biển. Khác với các nước trong nhóm, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có vấn đề tranh chấp hàng hải nghiêm trọng với các nước láng giềng. Chính vì vậy, đây được xem như một công cụ hữu hiệu không chỉ trong giải quyết vấn đề an ninh năng lượng mà còn đóng vai trò chiến lược quan trọng.

Những phân tích này lý giải động cơ muốn thúc đẩy ngành khai thác năng lượng xa bờ của Trung Quốc và vạch ra những tác động của hành vi này tại khu vực biển Đông.

Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, cảnh sát biển Việt Nam, tòa án quốc tế
Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của VN

"Bản chất ngầm"?

Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) được Chính phủ thành lập vào tháng 2/1982 với mức vốn 95 tỷ NDT (48 tỷ USD). Một trong những mục tiêu ban đầu của tập đoàn này chính là xây dựng quy định về khai thác dầu xa bờ. Vì vậy, công bằng mà nói, CNOOC và các quy định về khai thác dầu xa bờ là cặp bài trùng đánh dấu sự khởi đầu cho ngành công nghiệp khai thác xa bờ của Trung Quốc.

Giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu hoạt động gần quần đảo ở Biển Đông trong một động thái nhằm để khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Chủ tịch CNOOC từng tuyên bố "Giàn khoan nước sâu là vũ khí lãnh thổ di động mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của nước này." Công nghệ đi trước một bước thể hiện trong tuyên bố này. Khẳng định của quan chức trên cũng cho thấy, TQ xem giàn khoan như một phương thức hiệu năng nhất để tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển, là chiến lược mà không gây ra những xung đột về mặt quân sự.

Cách chọn khu vực khai thác cho thấy, những gì mà Trung Quốc đang khẳng định đều không tồn tại trong Luật biển công nhận nền tảng cấu trúc hoặc là lãnh thổ có chủ quyền. Câu nói của chủ tịch CNOOC cũng cho thấy rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các nền tảng CNOOC để từ từ giành quyền kiểm soát khu vực ngoài khơi bằng cách tạo ra một sự nhập nhằng về lập luận, cũng như mù mờ về bằng chứng pháp lý.

Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, cảnh sát biển Việt Nam, tòa án quốc tế

Giàn khoan "Nam Hải số 9" của Trung Quốc. Ảnh:Shipspotting

Cách thức "nối chủ quyền" này tiếp tục lặp lại một lần nữa khi các hình ảnh vệ tinh chứng thực những hòn đảo nhân tạo đang được Bắc Kinh nhào nặn. Theo nguồn tin từ tờ báo Đài Loan Want China Times, một cơ sở quân sự tại Gạc Ma mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được gấp rút hình thành. Cơ sở này được dự đoán mang hình hài của một sân bay quân sự mới với mục đích tăng cường khả năng triển khai lực lượng tại khu vực các vùng biển giáp quanh.

Một giáo sư Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết rằng kế hoạch biến Bãi Chữ Thập thành đảo nhân tạo đã được trình lên Trung Nam Hải xem xét. Chưa biết rõ bên trong kế hoạch đó sẽ bao gồm những công trình cụ thể gì, nhưng có thể dự đoán Bãi Chữ Thập sẽ được "tân trang" thành một cứ điểm quân sự với chức năng trung chuyển và tiếp liệu cho các tàu và máy bay xung kích. Tờ Global Times của Trung Quốc còn bật mí rằng đó có thể là đường băng và một bến tàu. Các dự án này đã được giới khoa học đại dương của Trung Quốc nghiên cứu và tính toán từ nhiều năm trước.

Như vậy, giàn khoan Hải Dương-981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất "ngầm" thật sự hiện nay.

Một bên đang áp đặt sức mạnh quân sự. Trong khí đó một bên lại đang chiếm lợi thế về lý lẽ chủ quyền, và được dư luận bên ngoài ủng hộ. Quan trọng hơn cả là cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ và con người (theo hàm nghĩa chất xám và chuyên môn).

Việt Nam trong tư cách một quốc gia đang chiếm ưu thế về mặt dư luận và tính chính nghĩa, song nếu không cụ thể hóa những ưu thế này thành hành động, thì các yếu tố được xem là lợi thế sẽ không thể duy trì mãi.

Trong mặt trận khoa học kỹ thuật, đặc biệt những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu biển Đông, khoảng cách thực lực sẽ không thể rút ngắn, mà nó sẽ giãn ra theo thời gian. Tìm ra một ngành khoa học công nghệ biển "trọng điểm" và "đủ chuyên sâu" là câu hỏi của các nhà chính trị và giới khoa học nước nhà. Trong từng địa hạt, thị trường "ngách" đang là mặt trận mà các chiến sĩ học giả cần phải dấn thân.

Mọi căng thẳng đều có điểm chung: kẻ đối đầu và điểm dừng của kết quả. Nhưng cuộc chiến này là trường kỳ, và đối thủ chủ chốt sẽ là chính mình. Vượt qua bản thân mình là việc phải làm trong thời điểm này, dẫu có nhìn từ góc độ pháp lý, hay từ quyết tâm xây dựng một liên ngành khoa học "biển Đông" tinh nhuệ.

Theo Vũ Quỳnh (Tuần Việt Nam)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm