Một số ghi nhớ dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ nuôi dưỡng lòng tự trọng của con mình, từ tuổi ấu thơ.
1. Thường xuyên trò chuyện với con. Trò chuyện để trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm nhận giá trị độc lập của bản thân. Trò chuyện với con để trẻ thấy mình được quan tâm. Một phần quan trọng trong kỹ năng trò chuyện với trẻ là sự lắng nghe. Lắng nghe những khó khăn của chúng và cho một lời động viên đúng lúc.
Thường xuyên trò chuyện với trẻ. Ảnh minh họa
2. Ngợi khen khi có thể. Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày, bạn nhặt ra được một điều gì đó để ngợi khen con. Dĩ nhiên, sự khen ngợi phải xuất phát từ những hành vi, thái độ đáng ngợi khen. Ngợi khen trẻ và dạy trẻ ứng xử với chính lời ngợi khen đó, tránh ảo tưởng và thể hiện sự khiêm nhường bằng lời cảm ơn đơn giản: xin cảm ơn hoặc con cảm ơn.
3. Khích lệ kịp thời. Khích lệ để chúng hoàn thành nốt phần việc của chúng chứ không chỉ là dừng lại ở việc ngợi khen những điều đã đạt được.
Khích lệ kịp thời. Ảnh minh họa
4. Khuyến khích thiết lập mục tiêu và đưa ra ví dụ tiêu biểu. Trước tiên, trẻ cần có khát vọng, điều mà cha mẹ có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ khi chúng còn nhỏ. Lớn lên, ảnh hưởng của cha mẹ sẽ giảm dần.
Thiết lập và tuân thủ nguyên tắc. Ảnh minh họa
5. Giữ nguyên tắc. Bạn cần đề ra những nguyên tắc và tuân thủ chúng. Bắt đầu bằng những điều dễ thực hiện như không ăn bánh ngọt trên giường hoặc đến giờ thì phải đi ngủ. Khi biết rằng những nguyên tắc là bất di bất dịch trẻ sẽ tuân thủ và cảm thấy an toàn hơn.
6. Cho phép sai lầm. Vì người lớn cũng có sai lầm, vấn đề là nhận ra sai lầm để trưởng thành hơn. Chấp nhận sai lầm của trẻ để không hạ thấp lòng tự trọng và dạy trẻ một bài học kinh nghiệm.
7. Không so sánh. Đây là điều tệ hại nhất để tiêu diệt lòng tự trọng còn non nớt của chúng. Hãy tìm một điểm tích cực để ngợi khen con song song với việc tán dương thành tích của một bạn khác.