Vì vậy cho tôi hỏi: Hồ sơ cấp, đổi lại thẻ BHYT được quy định như thế nào? Sau bao lâu thì được nhận lại thẻ BHYT?
Bạn đọcLê Chí Tâm(Long An)
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCMtrả lời: Hồ sơ xin cấp, đổi lại thẻ BHYT gồm có:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
- Thẻ BHYT (trường hợp rách, nát, hỏng hoặc thay đổi thông tin).
- Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT.
Thẻ BHYT được cấp lại có nội dung và giá trị sử dụng như thẻ bị mất.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH phải cấp, đổi lại thẻ cho người tham gia BHYT.
Thủ tục để hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh BHYT
Tôi tham gia BHYT học sinh, sinh viên. Do sức khỏe không tốt nên tôi đau ốm, thường xuyên phải vào bệnh viện. Xin hỏi tôi cần phải làm các thủ tục gì để được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT?
Bạn đọc Lê Thị Phương Thảo (Vĩnh Long)
BHXH TP.HCM trả lời: Để được thanh toán đầy đủ các chi phí KCB BHYT trong phạm vi được hưởng, thủ tục KCB BHYT được thực hiện như sau:
- KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT, KCB tại các bệnh viện quận/huyện: Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ.
- Trường hợp cấp cứu: Được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB BHYT, xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ trước khi ra viện.
- Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ, giấy chuyển tuyến của cơ sở KCB.
- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị: Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ; giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin cụ thể tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC.