Bí thư TP.HCM: Ngành Tuyên giáo phải khơi thông nguồn lực xã hội
TÁ LÂM
Sáng 7-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, cho rằng trong hoàn cảnh nhiều khó khăn của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư nhưng hoạt động của ngành tuyên giáo TP.HCM đã có nhiều nỗ lực đáng trân trọng và biểu dương, vẫn đeo bám những nhiệm vụ trọng tâm.
“Các đồng chí có báo cáo là chúng ta bị đảo lộn nhưng bị đảo lộn là điều bình thường trong dịch” – ông Nên nói.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PHƯƠNG THÙY
Theo ông Nguyễn Văn Nên, những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành tuyên giáo TP.HCM đã đeo bám sát sao là phổ biến nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ TP các cấp; tuyên truyền học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh phòng chống những thông tin xấu độc trên không gian mạng; tham mưu cho TP.HCM tổ chức các chuỗi hoạt động nổi bật….
Đặc biệt, trong giai đoạn cam go, khốc liệt của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 lần thứ tư, ngành tuyên giáo từ cấp TP đến cơ sở đã góp phần giữ vững được trận địa tư tưởng; khơi dậy tinh thần đoàn kết nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức; sự chung sức đồng lòng chia sẻ nhau vượt qua đại dịch.
“Công tác tuyên giáo nói chung, truyền thông báo chí nói riêng thực sự là có ý nghĩa, cực kỳ quan trọng trong việc định hướng dư luận, an dân, kịp thời tuyên truyền chủ trương và biện pháp phòng chống dịch thông qua các chương trình, nhất là duy trì họp báo thường xuyên để cung cấp kịp thời thông tin về tình hình dịch đến người dân” – ông Nên nói.
Tuy vậy bên cạnh những kết quả đạt được, ngành tuyên giáo TP vẫn còn nhiều điểm chưa làm được, bộc lộ những hạn chế. Một trong những hạn chế đó là hoạt động còn lúng túng, chưa tham mưu kịp thời, sắc bén cho lãnh đạo TP.HCM để ban hành những chủ trương sát hơn, kịp hơn và chuẩn hơn.
Trong các lĩnh vực còn bị động, nhất là trong công tác truyền thông về công tác phòng chống dịch COVID-19 đi chậm, thậm chí đi sau dư luận. Thông tin nhiều lúc thiếu nhất quán, thậm chí gây rắc rối. Do vậy, Bí thư Thành ủy đề nghị ngành tuyên giáo TP.HCM cần nhìn nhận những hạn chế này và sâu sắc rút kinh nghiệm.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê trao bằng khen cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: PHƯƠNG THÙY
Trong năm 2022, ông Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM “vừa vượt qua chướng ngại vật, chuẩn bị tăng tốc” với quyết tâm, khát vọng phục hồi và phát triển TP để bù đắp lại khoảng thời gian bị thiệt hại nặng nề do đại dịch gây ra.
Theo ông, biến chủng mới Omicron đang lan nhanh trên thế giới với tốc độ gấp 7 lần so với chủng Delta. “Cứ nhiều người nhiễm thì sẽ có nhiều người nặng, nhiều người nặng thì xác suất tử vong tăng lên, chứ chưa cần biết mức độ độc lực đến đâu” – ông Nên nói và đề nghị không được chủ quan.
Do vậy, ông cho biết TP.HCM tiếp tục thực hiện chiến lược y tế bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, chiến dịch bảo vệ nhóm người nguy cơ. Cùng đó là chiến lược khôi phục nền kinh tế, đưa cuộc sống người dân từng bước về trạng thái bình thường mới, đảm bảo sinh hoạt của người dân.
Với ngành tuyên giáo TP.HCM, ông Nên đề nghị phải tuyên truyền để dân hiểu về việc thay đổi nhận thức, tư duy, thói quen thích ứng, ứng phó với dịch COVID-19.
Bí thư Thành ủy cũng cho rằng ngành tuyên giáo TP.HCM sẽ đối mặt với những việc trong xã hội như nhiều người lợi dụng để trục lợi, làm thuốc giả, kit xét nghiệm giả, tuyên truyền thông tin xấu độc... Do vậy, ngành tuyên giáo cùng các cơ quan chức năng phải nắm bắt kịp thời để xử lý thấu đáo.
Trong thời gian tới, ông đề nghị ngành tuyên giáo trước hết phải đổi mới tư duy, đi tiên phong trong đổi mới và làm tốt công tác dự báo. Phải biết lắng nghe và phân tích nhiều hơn.
“Lắng nghe nhiều chiều chứ không phải một chiều. Phải lắng nghe để xem nhân dân mong muốn gì ở chính quyền để tham mưu cho lãnh đạo TP. Có người bức xúc, cay cú, xỉ vả, chê bai nhưng chúng ta phải bình tĩnh lắng nghe, nếu người ta chê bai có lý thì phải tiếp thu để sửa chữa” – ông Nên nói.
Ngoài ra, Bí thư Thành ủy cũng đề nghị ngành tuyên giáo TP.HCM phải biết khơi dậy tinh thần đoàn kết, nguồn lực trong nhân dân, làm thế nào để người dân hiểu, đồng lòng, ủng hộ các chủ trương, chính sách của TP.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, cho biết trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp nhưng các nội dung trọng tâm trong công tác tham mưu Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy cơ bản đảm bảo hoàn thành.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, báo cáo tại hội nghị. Ảnh: PHƯƠNG THÙY
Trong năm 2022, ông Khuê cho biết ngành tuyên giáo TP.HCM xác định bốn nhiệm vụ trọng tâm. Đó là nâng cao chất lượng công tác tư tưởng Đảng bộ TP trong tình hình mới, công tác tư tưởng kiên quyết thực hiện hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Triển khai đề án xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường năng lực dự báo, nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh trên không gian mạng.
(PLO)- Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng và biết trăn trở trước khó khăn, vất vả của người dân.
(PLO)- Thời gian qua chúng ta liên tiếp nhận được những thông tin đáng tiếc liên quan đến các vụ bắt cóc trẻ em. Thực trạng này khiến nhiều người cảm thấy bức xúc, lo lắng.
(PLO)- Bản tin trưa 3-10: Vì sao 2 cán bộ cấp cao bị cách tất cả chức vụ trong Đảng?; Vạn Thịnh Phát lừa đảo 30.000 tỷ đồng của khoảng 42.000 nhà đầu tư...
(PLO)- Cử tri đề nghị cần nghiên cứu kỹ chủ trương xây dựng năm huyện lên quận hoặc TP trực thuộc thành phố. Cử tri lo ngại nếu áp dụng máy móc các quy định thì sẽ gây ra những hậu quả về sau.
(PLO)- Công an TP.HCM tổ chức Lễ Báo công, vinh danh Anh hùng LLVTND cho ba đơn vị, cá nhân gồm Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04), Đội Công tác chữa cháy và CNCH và Trung tá Nguyễn Chí Thành, ngày 4-10.
(PLO)- 500 người ở 33 đơn vị và 57 ô tô các loại được huy động đến diễn tập xử lý tình huống cháy và cứu nạn, cứu hộ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
(PLO)-Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đang trưng cầu giám định tài chính vụ chi tiếp khách hơn 4 tỉ đồng xảy ra tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai.
(PLO)- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhìn nhận việc sắp xếp khu phố gắn với chung cư là vấn đề rất khó, bởi chung cư là thật nhưng cư dân là ảo, khó tiếp cận các cư dân.
(PLO)- Bộ Chính trị yêu cầu chú trọng chính sách thu hút nhân tài; có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chính sách tiền lương phù hợp với đặc thù của ngành, lĩnh vực sự nghiệp.
(PLO)- Trung ương đã thảo luận về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong ngày làm việc thứ 3.
(PLO)- UBND quận 7, TP.HCM vận động mỗi gia đình phải có ít nhất một người được tập huấn kỹ năng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; mỗi hộ gia đình trang bị tối thiểu một bình chữa cháy và mở lối thoát hiểm thứ hai.
(PLO)- Tình huống giả định sự cố cháy nổ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Metro 1) gây nên cảnh tượng hỗn loạn, mắc kẹt đối với hàng ngàn người và chưa xác định số lượng thương vong.
(PLO)- Báo Pháp Luật TP.HCM thông báo tuyển dụng 5 vị trí: phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, chuyên viên truyền thông, nhân viên văn phòng. Thông tin chi tiết như sau.
(PLO)- Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay Chính phủ sẽ trình trung ương, Quốc hội việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết 27 kể từ ngày 1-7-2024.