Bóng đá Trung Quốc nhập tịch để làm gì!?

Lẽ ra có đến nửa đội hình ra sân của tuyển Trung Quốc là cầu thủ nhập tịch. Tuy nhiên việc nhập tịch ồ ạt vẫn không thể giúp tuyển Trung Quốc khá hơn.

Trước hai lượt trận thứ bảy và tám, nhiều cầu thủ Trung Quốc cáo bệnh, hoang báo COVID-19 để ở lại quê ở Nam Mỹ không đến Trung Quốc chuẩn bị cùng đội.

"Ông tây Trung Quốc" Luo Guofu rất xấu chơi và đá bóng không hay ở trận Trung Quốc thua Việt Nam 1-3. Ảnh: AFC

Nhập tịch được hưởng “bổng lộc” cao, nhưng rồi mang tiếng nhập tịch cùng cái tên “nửa tây, nửa Trung Quốc” lại lười khoác áo tuyển. Cụ thể nhất là ngôi sao được kỳ vọng nhất Ai Kesen (Elkesen) là ngoại binh chơi hiệu quả hàng đầu ở Trung Quốc nhiều năm qua, sau đó nhập tịch Trung Quốc nhưng vào tuyển anh thể hiện còn thua cầu thủ nội.

Đã vậy Ai Kesen còn lười và hay cáo bệnh, “giả rớt” phong độ rồi không khoác áo tuyển Trung Quốc.

Như hai lượt trận ngày 27-1 và 1-2 vừa qua, Ai Kesen đã cùng gia đình tận Brazil vui vẻ  khi cáo bệnh không sang Trung Quốc tập trung. Tuyển Trung Quốc rất cần Ai Kesen, nhất là trận đá với Nhật (Trung Quốc thua 0-2) nhưng tay săn bàn gốc Brazil cáo bệnh không sang, rồi sang Việt Nam Ai Kesen cũng vắng mặt, thế là tuyển Trung Quốc thua 1-3.

Kế hoạch bóng đá của Trung Quốc rất hoành tráng khi họ vạch ra là năm 2030 là chủ nhà World Cup. Từ đó đến năm 2042, họ phải là vị khách thường xuyên của các vòng chung kết World Cup và cụ thể năm 2042 phải trở thành cường quốc bóng đá và vô địch World Cup 2042.

Tại Trung Quốc có hàng ngàn trung tâm bóng đá, học viện bóng đá hoành tráng nhưng bóng đá Trung Quốc thì ngày càng tuột dần.

Các sao ngoại đã khẳng định tên tuổi ở Trung Quốc, nhưng vào tuyển Trung Quốc họ lại lười cống hiến và thi đấu mờ nhạt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới